Nghiên cứu hệ thống trồng xen trong vƣờn bƣở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 41)

Do khoảng cách giữa các cây bưởi trong vườn khá lớn nên việc trồng xen các cây trồng khác nhau trong vườn bưởi được quan tâm thực hiện ở nhiều nước trên thế giới nhằm tăng thêm thu nhập. Một số trang trại lớn ở Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,... có thể trồng xen chuối, cau, dừa, ... giữa các hàng bưởi, ổi,... [172]. Ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, Trung Quốc, ... các vườn bưởi quy mô nhỏ gần hộ gia đình thường được trồng xen các cây rau như cà chua, su hào, ớt, ... với mục đích quản lý cỏ dại và tăng thu nhập phụ cho vườn cây [171].

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.2.1 Nghiên cứu về sử dụng cây mạch môn

Cây Mạch môn, còn có các tên gọi khác nhau ở Việt Nam là mạch môn đông, tóc tiên, lan tiên, xã thảo, phiếc kép phạ, duyên giới thảo…, thuộc họ mạch môn, phân bố ở vùng Đông và Trung Á. Trong hệ thống phân loại quốc tế APG III, cây mạch môn có tên khoa học là Ophiopogon Japonicus Wall, thuộc:

25

- Họ : Ruscaceae - Chi: Ophiopogon - Loài: Japonicus

- Tên khoa học: Ophiopogon japonicus Wall. (Ker- Gawl)

Cây mạch môn thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, chiều cao của bụi cây 10 - 40 cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mập. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài 40 - 60 cm, rộng 1-1,5cm, gốc lá hơi có bẹ. Cành mang hoa dài 10 - 20cm, màu tím hay xanh; hoa mọc tập trung 1 - 3 hoa ở kẽ các lá bắc , màu trắng; cuống hoa dài 3 - 5 mm. Quả mọng màu xanh tím, đường kính của quả 5 - 6 mm. Quả có 1- 2 hạt. Đoạn rễ phình lên gọi là củ mạch môn. Mạch môn là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng, có thể phát triển trên mọi loại đất, trừ nơi úng ngập [27].

Cây mạch môn được nghiên cứu làm thuốc đông y ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay. Nhiều sách dược liệu đông y đã đề cập mạch môn như là vị thuốc chủ vị trong các bài thuốc điều trị các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn thần kinh mạch máu, loạn thần kinh thực vật, khí hư, mẩn ngứa, phối hợp với các dược liệu khác để trị viêm dây thần kinh [43].

Hiện tại, rất nhiều bài thuốc đông y đã sử dụng củ và rễ mạch môn để chữa bệnh, do vậy, nhu cầu về sản phẩm này ở Việt Nam còn rất cao [35]. Sản phẩm củ của cây mạch môn được sử dụng rất nhiều trong ngành c ông nghiê ̣p dược, sản phẩm đầu ra của cây mạch môn được người dân trồng mạch môn tại Phú Thọ , Yên Bái đánh giá là rất dễ tiêu thu ̣ , giá bán sản phẩm cao , năng suất bình quân 1 ha khoảng 6 - 10 tấn củ sau 3 năm trồng [55].

Gần đây, nhiều nơi tại Việt Nam đã bắt đầu sử dụng cây mạch môn trồng làm cảnh quan đường phố, công sở, trong các vườn cây kết hợp du lịch

26

sinh thái, ... Tuy nhiên, chưa tìm thấy nghiên cứu cụ thể nào tại Việt Nam đã được thực hiện nhằm phục vụ cho mục đích này.

Tóm lại, tại Việt Nam, cây mạch môn đã được quan tâm nghiên cứu sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Gần đây, nhu cầu sử dụng cây mạch môn làm cảnh quan bắt đầu xuất hiện và đang tăng nhanh. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về sử dụng cây mạch môn được ghi nhận.

1.2.2.2. Nghiên cứu về sâu bệnh hại cây mạch môn và biện pháp phòng trừ

Kết quả tham khảo tài liệu trong nước cho thấy hầu như chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về sâu bệnh hại trên cây mạch môn ở Việt Nam được ghi nhận. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hải (2011) [55], khi điều tra về cây mạch môn tại hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, ghi nhận đa số ý kiến (72%) của người dân đều đánh giá cây mạch môn là loại cây có rất ít sâu bệnh gây hại, chỉ có bệnh thối nõn thân, với điểm đánh giá mức độ nguy hiểm đạt 8/10 điểm, là bệnh có khả năng gây thiệt hại về năng suất.

- Một số nghiên cứu về nấm Pythium gây bệnh cho cây trồng

Tại Việt Nam, các bệnh do nấm Pythium sp. gây ra là khá phổ biến và đã có nghiên cứu về nấm Pythium sp. được thực hiện. Đây là loài nấm thuộc Chi Pythium, Họ Pythiaceae, Bộ Peronosporales, Lớp Nấm trứng

Oomycetes, Ngành Oomycota, là các vi sinh vật dạng sợi sản sinh các sợi nấm không có vách ngăn, các du động bào tử vô tính với lông roi từ bọc bào tử, cũng như bào tử trứng thông qua sinh sản hữu tính; các vách tế bào cấu tạo bởi polysacarit và xenlulô [1].

Nguyễn Thành Hiếu [18] khi nghiên cứu bệnh thối rễ cây vú sữa đã công bố bệnh này do nhiều tác nhân như: nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporiumPythium helicoides gây ra - nấm P. helicoides có thể phát

27

triển trong khoảng nhiệt độ tương đối rộng 20 - 400

C và ở 30 - 400C là điều kiện nhiệt độ lý tưởng nhất cho sự phát triển tối ưu của nấm.

Các bệnh do nấm Pythium sp. gây ra như: (i) Thối trái bầu, bí: cùng với nấm Fusarium sp. Phytopthora sp., nấm Pythium sp. gây ra bệnh trên cây bầu, dưa chuột, dưa hấu…. làm cho rễ bị mềm đi do nước ngấm quá nhiều; (ii) Thối trái hay thối gốc đu đủ: nấm làm cho gốc cây đu đủ thối rữa; triệu chứng chính của bệnh là xuất hiện những phần xốp, ngấm nước trên phần gốc cây tiếp xúc trực tiếp với đất mặt, phần gốc cây bị bóc ra do thối rữa và xâm nhiễm của nấm có thể dẫn đến đổ ngã toàn bộ cây; bệnh thối gốc có thể được kiểm soát bằng cách cho cây sinh trưởng trong đất đã rút hết nước, những cây bị nhiễm phải được loại bỏ và đốt; phun hỗn hợp Bordeaux có hiệu quả trừ bệnh nhất định; (iii) Thối thân rễ củ gừng: triệu chứng của bệnh phần gốc của cây gừng trở nên bị sũng nước, mềm và lá có màu vàng lợt, cuối cùng thân ngầm bắt đầu thối và thay đổi khối mô bên trong; bệnh có thể được kiểm soát bằng cách xử lý, thân rễ và đất bằng thuốc hoá học có gốc đồng để diệt nấm [1].

Để phòng trừ bệnh thối nhũn cây hành do nấm Pythium debaryanum

gây ra, công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần Thơ khuyến cáo nông dân các bước sau: (i) Khử trùng đất trước khi trồng bằng thuốc gốc đồng (ZINCOPPER 50WP), vôi bột hoặc Formol 5%; (ii) Lên liếp cao, thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng hoại mục cũng hạn chế được bệnh; (iii) Phun thuốc Cantox - D 35 WP, Zincopper 50WP, Caram, gốc thuốc Phosphonate, Metalaxyl, fosetyl, zineb [63].

* Một số nghiên cứu về biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu thành công trong sử dụng nấm đối kháng Trichoderma sp. để phòng trừ một số bệnh hại cây trồng như: chế phẩm Trichoderma thử nghiệm

28

trên cây rau tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh của Viện Sinh học Nhiệt đới, chế phẩm Trichoderma thử nghiệm trên cây xà lách xoong ở Vĩnh Long của Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Cần Thơ, chế phẩm

Trichoderma sử dụng trên cây rau của Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM [62]. Chế phẩm sinh học đa chức năng SH1 ứng dụng trong phòng trừ bệnh chết nhanh hồ tiêu do nấm Phytophthora sp.. Chế phẩm Phyto-PP1 phòng trừ nấm Phytophthora gây hại cây cao su, hồ tiêu của Viện Bảo vệ thực vật. Chế phẩm Trichoderma phòng trừ bệnh thối quả ca cao do nấm Phytophthora palmivora của Viện Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên [26]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 41)