Thành phần và mức độ phổ biến của cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn với cây chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 122 - 123)

I SÂU HẠ BƯỞ

3.4.1.Thành phần và mức độ phổ biến của cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn với cây chè

cây mạch môn với cây chè

Thành phần cỏ dại trong vườn chè rất đa dạng bao gồm các loại cỏ sống lâu năm và hàng năm. Theo nghiên cứu của viện Khoa học Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, trên vườn chè có tới hơn 50 loài cỏ dại sinh trưởng, phát triển và cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây chè. Thành phần cỏ dại phụ thuộc vào các điều kiện đất đai, mùa vụ và các kỹ thuật quản lý chăm sóc trên nương chè. Cỏ dại gây hại nặng nhất cho cây chè ở giai đoạn chè kiến thiết cơ bản từ 1 – 3 tuổi, cỏ mọc lấn át làm chết cây chè con, vì vậy, cần có các biện pháp kỹ thuật quản lý cỏ dại hợp lý để hạn chế tác hại của cỏ dại đối với cây chè trong giai đoạn này. Trong thời gian 3 năm nghiên cứu các vườn chè kiến thiết cơ bản trồng trên đất xám feralit phát triển trên nền phù sa cổ tại Hạ Hòa, Phú Thọ, đã xác định được 15 loài cỏ dại chính sinh trưởng và phát triển, ngoài ra, còn một số loài cỏ khác sinh trưởng nhưng với khối lượng rất thấp như rau sam, rau càng cua, cỏ bợ, ... như trình bày trong bảng 3.26.

Kết quả thu được cho thấy các loài cỏ có mức độ phổ biến cao trong vườn chè là cỏ thài lài, cỏ cứt lợn, hoa cúc dại, cỏ vừng. Các loài có mức độ phổ biến trung bình là cỏ gấu, cỏ công viên, rau má, cỏ gừng. Một số loài cỏ có mức độ phổ biến thấp như cỏ tranh, cỏ chỉ, dương xỉ, cỏ bòng bong,... Các

110

loại cỏ sinh trưởng mạnh trong vụ xuân là cỏ thài lài, cỏ gấu, cúc dại, cỏ gừng. Các loại cỏ phát triển quanh năm điển hình như cỏ tranh, bòng bong, cỏ công viên, cỏ lào. Cỏ cứt lợn sinh trưởng mạnh trong vụ thu đông. Cỏ vừng, hoa cúc dại bị chết trong vụ đông và nảy mầm trở lại vào mùa xuân năm sau. Như vậy trên vườn chè luôn tồn tại nhiều loại cỏ khác nhau và mức độ sinh trưởng, gây hại của chúng cho vườn chè cũng khác nhau.

Bảng 3.26.Thành phần cỏ dại chính và mức độ phổ biến trên vƣờn chè kiến thiết cơ bản có trồng xen cây mạch môn (Phú Thọ, 2012)

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ

phổ biến

Thời vụ sinh trƣởng mạnh

1 Cỏ chỉ Digitaria marginata Link + Xuân, Hè, Thu 2 Cỏ tranh Imperata cylindrica PB + Cả năm

3 Cỏ thài lài Commedia nudiflora L. +++ Xuân, Hè, Thu 4 Cỏ bòng bong Zigodium scandans + Cả năm

5 Cỏ gấu Cyperus rotundus L. ++ Xuân Hè

6 Dương xỉ Cyclosorus parasiticus + Cả năm 7 Cỏ cứt lợn Ageratum conyzoides L. +++ Thu, Đông 8 Cỏ công viên Paspalum conjugatum L. ++ Cả năm

9 Cỏ gà Cynodon dactylon Pers + Cả năm

10 Cây rau má Celtella asiatica Urs ++ Xuân Hè, Thu

11 Cỏ gừng Panicum repens L ++ Xuân, Hè, Thu

12 Cúc dại Bellis perennis +++ Xuân, Hè, Thu

13 Cỏ lào Eupatorium odoratum L. + Cả năm

14 Chua me đất Oxalis cornicullata L. + Xuân, Hè, Thu 15 Cỏ vừng Centranthera

cochinchinensis L. +++ Xuân, Hè, Thu * Ghi chú:

+++ Rất phổ biến ++ Phổ biến + Ít phổ biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 122 - 123)