I SÂU HẠ BƯỞ
3.3.2 Nghiên cứu phân lập tác nhân gây bệnh thối nõn cây mạch môn
3.3.2.1. Phân lập bằng phương pháp thông thường
Qua phân tích các mẫu cây mạch môn bị bệnh thối nõn thu thập trên đồng ruộng, một số loại nấm bệnh đã được xác định như trình bày tại bảng 3.12.
Bảng 3.12.Kết quảphân lập các vi sinh vật từ mẫu bệnh thối nõn mạch môn tại Phú Thọ (2011-2012) TT Các loại nấm phân lập đƣợc Tổng số mẫu bệnh % mẫu phân lập đƣợc 1 Fusarium sp. 30 86,6 2 Pythium sp. 30 13,4
Từ kết quả trên cho thấy trong tổng số 30 mẫu phân lập, số mẫu phân lập được nấm Fusarium sp. chiếm 86,6%, nấm Pythium sp. chiếm 13,4%. Các mẫu thu thập đều có biểu hiện triệu chứng bệnh, 10 mẫu có triệu chứng bệnh nặng, nõn bị thối lan dần sâu vào phần thân ngầm, sau đó rễ và thân cũng bị thối, 10 mẫu có triệu chứng bệnh trung bình, nấm mới xâm nhiễm vào một nhánh của thân, cây chưa bị chết hoàn toàn, 10 mẫu có triệu chứng mới bị thối ở phần nõn. Thành phần nấm chủ yếu phát hiện được trong các mẫu bệnh là nấm Fusarium sp., là các loài nấm phổ biến trong các loại đất trồng màu ở Việt Nam. Để xác định loài nấm nào là tác nhân gây bệnh thối nõn trên cây
89
mạch môn chúng tôi tiếp tục tiến hành phân lập, làm thuần nguồn bệnh và lây nhiễm trở lại trong phòng thí nghiệm tại Viện Bảo vệ thực vật.
3.3.2.2. Phân lập bằng sử dụng mồi bẫy nấm gây bệnh từ mô bệnh trên cây mạch môn
Trong mô cây bệnh, nấm Fusarium sp. và một số loại nấm khác sống hoại sinh thường chiếm một tỷ lệ lớn, và phát triển rất nhanh trên môi trường nhân tạo, vì vậy khi phân lập các mẫu bệnh ở bộ phận sát mặt đất thường gặp nhiều khó khăn do tạp nhiễm các loài nấm này. Sử dụng vật liệu bẫy để bẫy nấm mục tiêu loại bỏ được các vi sinh vật tạp nhiễm trên mô bệnh, làm thuần nguồn tác nhân gây bệnh.
Nghiên cứu vật liệu bẫy thích hợp đối với tác nhân gây bệnh thối nõn cây mạch môn, các loại mồi bẫy là cánh hoa hồng, quả đu đủ xanh, quả lê xanh, quả táo tây xanh được sử dụng trong thí nghiệm. Hai kỹ thuật bẫy đã được sử dụng:
(i) Bẫy du động bào tử: Mô nõn cây bị bệnh được cho vào cốc nhựa hoặc thủy tinh và hòa với nước nhằm tạo điều kiện hình thành và giải phóng du động bào tử. Tiếp theo, các cánh hoa hồng được thả nổi trên mặt nước. Du động bào tử hình thành có xu hướng bơi lên mặt nước. Nếu gặp mồi bẫy thích hợp, các du động bào tử sẽ tấn công và trong vòng vài ngày, mồi bẫy sẽ biến màu nâu.
(ii) Bẫy trực tiếp. Quả đu đủ, táo tây và lê xanh được đục lỗ. Tiếp theo các mô bệnh được cho vào trong quả. Nếu nấm mẫn cảm với 2 loại mô này, chúng sẽ tấn công và phát triển nhanh chóng tạo vết bệnh mới trên quả.
Nghiên cứu khả năng bẫy nấm Pythium sp. trên các vật liệu khác nhau được tiến hành tại viện Bảo vệ thực vật, kết quả được trình bày tại bảng 3.13.
90
Bảng 3.13.Ảnh hƣởng của vật liệu bẫy đến khả năng bẫy nấm Pythium sp. (2011)
TT Vật liệu bẫy Tổng số mẫu