KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 142 - 152)

I SÂU HẠ BƯỞ

07 Lãi thu đƣợc từ mạch môn trồng xen sau 3 năm/ ha

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

1. Kết luận

1.1. Kết quả điều tra sâu bệnh của hệ thống trồng xen cây mạch môn trong vườn chè kiến thiết cơ bản và vườn bưởi non tại Phú Thọ đã phát hiện được trên cây mạch môn: 3 loại sâu là rệp phảy (Pseudaulacaspis cockerelli Cooley), sên nhỏ ăn lá (Achatina fulica) và châu chấu

(Caelifera sp.) và 4 loại bệnh là bệnh thối nõn (Pythium sp.), bệnh cháy

lá (Macrophoma sp.), bệnh lùn cây (chưa giám định được tác nhân gây bệnh) và bệnh khô đầu lá (chưa giám định được tác nhân gây bệnh); trên cây chè kiến thiết cơ bản: 4 loại sâu là rầy xanh (Empoasca flavescens

Fabr), bọ xít muỗi (Helopentis theivora Waterhouse), bọ cánh tơ (Physothrips stiventris Bagn), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Niet) và 4 loại bệnh là bệnh phồng lá chè (Exobasidium vexans Masse), bệnh đốm nâu (Colletotrichum Camelliae Masse), bệnh đốm xám (Pestalossia theae Sawada), bệnh thối búp (Colletotrichum theae Petch); trên cây bưởi non: 7 loại sâu là sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella Saintion), sâu đục thân (Anoplophora Chinensis), nhện đỏ (Panonychus citri), rầy mềm (Toxoptera aurantii), rệp sáp (Planococcus citri), sâu đục cành (Chelidonium argentatum Dalmann), câu cấu (Hypomeces squamosus

Fabr) và 4 loại bệnh là bệnh loét (Xanthomonas campestris), bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora), bệnh sẹo (Elsinoe fawcetttii), bệnh đốm dầu (Mycosphaerella citri).

1.2. Trồng xen cây mạch môn trong vườn chè kiến thiết cơ bản và vườn bưởi tại Phú Thọ không làm ảnh hưởng đến sâu bệnh và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh quan trọng trên cây chè là rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Niet), bọ cánh tơ (Physothrips stiventris Bagn), bọ xít muỗi (Helopentis theivora

130

Waterhouse), bệnh đốm nâu (Colletotrichum Camelliae Masse), bệnh thối búp (Colletotrichum theae Petch) và cây bưởi là sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella Saintion), bệnh loét (Xanthomonas campestris).

1.3. Kết quả phân lập và giám định bằng phương pháp thông thường và sinh học phân tử đã xác định nấm Pythium helicoides Drechsler là tác nhân gây bệnh thối nõn cây mạch môn. Nấm P. helicoides Drechsler đã được công bố gây bệnh cho một số cây trồng trên thế giới nhưng đây là lần đầu tiên được phát hiện trên cây mạch môn ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học cho thấy nấm P. helicoides Drechsler phát triển ở nhiệt độ thích hợp là 250

C - 350C, pH là từ 5 - 8, các chế độ chiếu sáng khác nhau không ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm.

1.4. Các chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma asperellumStreptomyces misionensis, Streptomyces aureofaciens, Bacillus amyloliquefaciens) đạt hiệu quả ức chế nấm P. helicoides Drechsler cao trên 75% và các thuốc hóa học (Ridomil 72 MZ 0,2% và Viben - C 50 BTN 0,2%) có tác dụng ức chế đạt từ 93,3 – 100%. Thử nghiệm đồng ruộng diện hẹp về tác dụng phòng trừ bệnh thối nõn cây mạch môn cho thấy các chế phẩm sinh học có hiệu lực phòng trừ đạt trên 60% sau thời gian 3 tháng trong khi các thuốc hóa học (Ridomil gold 68 WG 0,3% và Aliette 80 WP 0,2%) cho hiệu lực phòng trừ trên 70% sau thời gian 1 tháng.

1.5. Thành phần cỏ dại trong hệ thống trồng xen khá đa dạng. Đã phát hiện 15 loài cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn trong vườn chè kiến thiết cơ bản và 24 loài cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi non. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy cây mạch môn có tác dụng ức chế sự phát triển của cỏ dại thông qua phương thức che bóng và ức chế hóa học từ rễ cây mạch môn. Trồng xen cây mạch môn trong vườn chè kiến thiết cơ bản và vườn bưởi có tác dụng quản lý cỏ dại rất tốt. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả quản lý cỏ

131

dại của cây mạch môn trong hệ thống trồng xen cao nhất khi thời vụ trồng xen cây mạch môn từ tháng 12 đến tháng 3, khoảng cách trồng xen các bụi cây mạch môn là 40 x 20 cm, mỗi bụi trồng 3 nhánh, mật độ 37,5 nhánh/m2.

1.6. Trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi và vườn chè kiến thiết cơ bản mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa bảo vệ môi trường.

2. Đề nghị

2.1. Cây mạch môn là một cây trồng xen canh rất thích hợp trong các vườn cây ăn quả và vườn chè kiến thiết cơ bản ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Tùy theo từng vùng cụ thể, có thể khuyến khích trồng xen cây mạch môn với một số cây lâu năm như chè, bưởi nhằm mục đích quản lý cỏ dại, cải tạo đất, tạo cảnh quan và nâng cao thu nhập cho nông dân.

2.2. Cây mạch môn có thể bị nấm P. helicoides Drechsler gây hại nặng nên cần phải có biện pháp phòng ngừa sự phát sinh gây hại của bệnh thối nõn cây mạch môn khi canh tác trên diện rộng.

132

Hình 3.15. Trồng xen cây mạch môn trong vườn chè kiến thiết cơ bản

133

Hình 3.17. Trồng xen cây mạch môn trong vườn xoan ta

134

Hình 3.19. Trứng rệp phảy gây hại trên lá cây mạch môn

135

Hình 3.21. Triệu chứng đồng ruộng của bệnh thối nõn

Hình 3.22. Triệu chứng bệnh thối nõn khi lây nhiễm nhân tạo trên lá cây mạch môn trong phòng thí nghiệm

136

Hình 3.23. Lây bệnh nhân tạo trên lá nõn cây mạch môn trong phòng thí nghiệm

137

Hình 3.25. Ảnh hưởng của độ pH đến nấm P. helicoides

Hình 3.26. Ảnh hưởng của vi sinh vật đối kháng đến nấm

138

Hình 3.27. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự phát triển của

nấm P. helicoides

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 142 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)