Một số triệu chứng của bệnh do nấm Pythium sp gây nên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 30)

Martin (1992) [137] đã ghi nhận được 87 loài Pythium sp., trong đó có 61 loài là tác nhân gây bệnh cho cây trồng. Nấm Pythium sp. đầu tiên tấn công vào các mô non hoặc mọng nước gây thối hạt, cây con, thối rễ, thối quả và thối cây rau. Một vài loài sống trong môi trường nước, sống hoại sinh trên tàn dư cây hoặc xác chết côn trùng. Một số loài khác ký sinh tảo, nấm, động vật và con người (Tojo và cộng sự, 2001) [166].

Một số bệnh do nấm Pythium sp. gây hại như: bệnh thối rễ cây mạch môn do nấm P. splendens (Broussard M.C (2007) [81], Sherrie Smith và Rick Cartwright (2009) [159]. Nấm P. helicoides Drechslerđược phát hiện gây hại trên cây hoa sim (Tibouchina semidecandra) tại Đài Loan (Huang, 2009) [123]. Bệnh thối rễ cây cà phê do nấm P. aphanidermatum, P. myriotilum, P. Spinasum (Burgess và cộng sự, 2008) [90].

Theo Martin (1992) [137], nấm P. aphanidermatum gây hại nhiều loại cây trồng và phân bố rộng khắp trên toàn thế giới. Nấm gây nhiều loại bệnh như: chết héo cây con trong vườn ươm nhiều loại rau họ thập tự, thối thân cây rau diếp, chết héo cỏ, chết héo cây và thối quả dưa chuột, bầu bí. Nấm P. aphanidermatum thường tấn công vào các rễ tơ non mới mọc, ít khi tấn công

14

rễ trưởng thành, vì vậy triệu chứng điển hình là gây vàng, còi cọc chậm phát triển, bệnh nặng lâu dần dẫn đến chết cây.

* Một số nghiên cứu về nấm P. helicoides

Tác giả Huang (2009) [123] đã có một số nghiên cứu chuyên sâu về nấm P. helicoides Drechsler được phát hiện gây hại trên cây hoa sim (Tibouchina semidecandra) tại Đài Loan. Triệu chứng chính của bệnh là lá bị úa vàng và rụng, rễ cây bị ngả màu nâu và thối. Nấm P. helicoides Drechsler đã được phân lập từ rễ cây bị bệnh. Nấm phân lập được hình thành cành bào tử và nhiều túi bào tử hình nón, có núm, trong có các túi noãn hình nón, túi noãn đực hình trứng kéo dài và noãn bào tử bị lõm sâu. Khuẩn lạc có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 12 – 40oC, nhiệt độ tối ưu cho sợi nấm phát triển là 36oC, với tốc độ mọc 38 mm/ngày. Lây nhiễm bệnh làm lá chuyển vàng và rễ bị nhũn vào ngày thứ ba, lá tiếp tục chuyển màu đen và rễ bị chết vào ngày thứ bảy. Bệnh bắt đầu phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 30oC.

Theo Koji và cộng sự (2002) [131], nấm P. helicoides Drechsler gây bệnh trên cây hoa hồng tại tỉnh Gifu của Nhật Bản làm nhiều diện tích không cho thu hoạch. Các triệu chứng bệnh điển hình là cây úa vàng lá, bạc lá, bộ phận rễ dưới mặt đất bị thối, chuyển màu nâu đen. Bọc bào tử sản sinh cógai nhỏ dạng elip, hình cầu.Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển sợi nấm là 35°C với tốc độ tăng trưởng 34 mm/24 giờ. Nhiệt độ tối ưu cho sự hình thành bào tử động (25 - 30°C) thấp hơn so với tăng trưởng sợi nấm và du động bào tử được sản xuất ngay cả ở 10°C. Trong các thí nghiệm đánh giá khả năng gây bệnh cao nhất ở nhiệt độ là 35°C, bệnh thường xảy ra trong mùa hè. Bốn ngày sau khi lây nhiễm, lá chuyển sang màu vàng và rễ thối dạng thấm nước, tiếp theo là bạc lá và bị bệnh chết rễ tơ sau 7 ngày.

* Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh bằng công nghệ sinh học phân tử

15

Hiện tại, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chuẩn đoán bệnh cây đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Theo Duncan và Cooke (2002) [102], trước giai đoạn phát triển của sinh học phân tử, tất cả các loài nấm bệnh đều được xác định dựa vào các đặc điểm hình thái và sinh học. Cách xác định truyền thống này khá khó và dễ tạo ra kết quả không chính xác đối với các loài nấm Pythium sp. và Phytophthora sp. Các đặc điểm hình thái của nấm

Pythium sp. thường không thống nhất, phụ thuộc nhiều vào điều kiện nuôi cấy. Tuy nhiên, hiện nay, việc xác định và phân loại nấm Pythium sp. đã được thực hiện khá dễ dàng và cho kết quả chính xác dựa trên các kỹ thuật phân tích phân tử, lập bản đồ DNA [124].

* Nghiên cứu về biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh cho cây trồng

- Nấm đối kháng trong phòng trừ bệnh

Theo Jollès và Muzzarelli (1999) [127], các loài nấm mốc như

Trichoderma sp., Gliocladium sp. ... cho hàm lượng chitinase cao. Chitinase giữ vai trò chính trong hoạt động ký sinh của các loài nấm này với các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Nấm Trichoderma khi ký sinh nấm gây bệnh sẽ tiết ra hệ enzyme phân hủy chitin của vách tế bào nấm gây bệnh bao gồm 6 enzyme: 2 enzyme -1,4-N-acetylglucosaminidase và 4 enzyme endochitinase. Các chủng nấm mốc Trichoderma, Aspergillus, Candida albicans, Sclerotium glucanicum... có khả năng sản sinh -glucanase cao, đặc biệt là nấm Trichoderma sp. có -glucanase giữ vai trò chính trong hoạt động ký sinh để đối kháng nấm gây bệnh cây trồng. -1,3-glucanase ở

Trichoderma sp. kìm hãm quá trình sinh tổng hợp -1,3-glucan vách tế bào, ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh.

Trichoderma sp. là một trong những loài nấm có khả năng ức chế một số nấm bệnh đặc biệt là các loài nấm đất như: Sclerotium rolfsii,

16

Phytophthora sp., Fusarium sp., Pythium sp., Rhizoctonia sp. gây bệnh trên các loại cây họ đậu, cây ăn trái, cây hòa thảo, cây công nghiệp và cây hoa cảnh. Nấm Trichoderma sp. không những tiêu diệt được nhiều loài nấm bệnh gây hại cây trồng mà còn có tác dụng cải thiện cấu trúc và thành phần hóa học của đất, đẩy mạnh sự phát triển vi khuẩn nốt sần cố định đạm có ích trong đất và kích thích sinh trưởng phát triển của cây trồng. Những chất kháng sinh do chúng tiết ra còn có thể xâm nhập vào mô tế bào cây và làm tăng tính chống chịu bệnh của cây trồng (Biswas, 1999) [88].

Nghiên cứu của Diby và cộng sự (2003) [99] đã ghi nhận nấm

Trichoderma harzianum IISR - 1369, 1370 được phân lập từ vùng rễ của cây hồ tiêu có khả năng kích thích sinh trưởng và hạn chế được bệnh chết nhanh cây hồ tiêu do nấm Phytophthora capsici gây nên. Khi sử dụng chế phẩm hỗn hợp giữa nấm T. harzianum IISR - 1369 với vi khuẩn Pseudomonas fluorescens IISR - 11 cho hiệu quả phòng trừ đạt 63%, cao hơn so với đối chứng là 36%.

- Vi khuẩn đối kháng trong phòng trừ bệnh

Theo Nielssen và cộng sự (2002) [142] các chủng của vi khuẩn

Pseudomonas kháng nấm đều có khả năng tổng hợp sidorophore và có thể tham gia vào cơ chế kháng nấm. Tìm hiểu cơ chế kháng nấm, Nielssen còn cho rằng các chủng Pseudomonas fluorescens vừa có khả năng đối kháng nấm có thành tế bào được cấu tạo chủ yếu với chitin, vừa có khả năng đối kháng với nấm có thành tế bào có cấu tạo chủ yếu với glucan, có sự tham gia của chất kháng sinh và endochitina.

Các tác giả Diby và cộng sự (2006) [99], cho rằng vi khuẩn đối kháng

Pseudomonas fluorescens có khả năng hạn chế sự phát triển của một số tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất. Vi khuẩn này sản sinh các chất kích thích sinh trưởng như: gibberellin, cytokinin và axit acetic. Các nguồn vi khuẩn này

17

được nghiên cứu trong phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora capsici gây thối rễ cây hồ tiêu, hiệu quả phòng trừ đạt 70% trong điều kiện phòng thí nghiệm. Theo dõi sau 4 tháng cho hiệu quả kích thích sinh trưởng thân lá cây hồ tiêu tăng hơn 57,15% trong điều kiện nhà lưới.

Kết quả nghiên cứu của Aravind và cộng sự (2009) [180] cho thấy trong số 65 dòng vi khuẩn đối kháng phân lập được đã tìm ra được 3 dòng: IISRBP 35, IISRBP 25, IISRBP 17 có hiệu quả giảm bệnh P. capsici gây hại hồ tiêu trên 70% trong thí nghiệm nhà lưới. Trong đó IISRBP 35 là P. aeruginosa, IISRBP 25 là P. putida, IISRBP 17 là B. megaterium.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 30)