Triệu chứng bệnh thối nõn cây mạch môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 101)

I SÂU HẠ BƯỞ

3.3.1Triệu chứng bệnh thối nõn cây mạch môn

Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về sâu bệnh gây hại trên cây mạch môn. Qua điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây mạch môn ở Hạ Hòa, Phú Thọ, bệnh thối nõn cây mạch môn đã được ghi nhận là bệnh có khả năng gây hại nặng nhất, nếu không có biện pháp phòng ngừa thì bệnh sẽ có khả năng phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng đến vườn cây, làm giảm năng suất và khó phòng trừ.

Hình 3.11.Ảnh về triệu chứng bệnh thối nõn cây mạch môn

Triệu chứng của bệnh ban đầu là các vết cháy ở bẹ lá non, nơi tiếp giáp giữa phiến lá và thân giả, sau đó lá chuyển thành màu vàng rồi đến màu nâu tối và gốc lá bị thối, sau đó thối đoạn nõn, khi kéo nhẹ có thể tách rời đoạn thân trên ra khỏi gốc. Trong điều kiện mùa mưa, độ ẩm không khí cao các phiến lá bị bệnh có thể vẫn còn giữ màu xanh, song phần cuống lá đã bị thối

88

nhũn. Bệnh lan dần từ nõn xuống đến rễ và làm thối rễ và củ của cây. Khi nhổ cây, rễ có màu đen, củ bị thối hoàn toàn. Bệnh thối nõn phát triển mạnh và lây lan nhanh vào cuối vụ Xuân, vụ hè và đầu vụ Thu khi thời tiết nhiệt độ cao, ẩm ướt và có mưa nhiều. Đối với những vườn mạch môn mới trồng, bệnh thối nõn có thể gây chết cây non. Đối với những vườn mạch môn đã khép tán, bệnh gây vàng và thối một phần lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất củ, ảnh hưởng đến mỹ quan của các vườn cây ăn quả có kết hợp du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 101)