Nghiên cứu về hệ thống trồng xen cây mạch môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 36)

Mặc dù trên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu về cây trồng xen trên các đối tượng cây trồng nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, chưa ghi nhận được các công trình nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới về sử dụng cây mạch môn làm cây trồng xen trong các vườn cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm [120].

Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây mạch môn, Tom Maccubbin (2007) [165] có nhận xét: Cây mạch môn là cây che phủ đất có chiều cao thấp song có thể trải rộng với mật độ lá dày, và duy trì bộ tán lá thường xuyên, cây có thể sinh trưởng tốt dưới bóng râm, nơi mà nhiều cây trồng khác không sinh trưởng được , cây có khả năng chịu hạn tốt . Do là cây trồng có nguồn gốc từ Nhật Bản và Triều Tiên nên cây ma ̣ch môn có khả năng chi ̣u rét rất tốt, khi trồng ta ̣i Mỹ nó có thể chi ̣u rét tới -20o

C. Ngoài ra cây có thể chịu sự dẫm đạp do con người, gia súc đi la ̣i.

Nghiên cứu về khả năng cạnh tranh với cỏ dại của cây mạch môn, Jey Deputy, David Hensley (1998) [126] chỉ ra rằng nhìn chung cây mạch môn có khả năng che phủ hoàn toàn mặt đất và duy trì bộ tán lá thường xuyên nên có khả năng cạnh tranh tốt với cỏ dại. Tuy nhiên, một số giống mạch môn thấp cây và khả năng che phủ kém vẫn bị cỏ dại cạnh tranh và lấn át. Một số

22

thuốc diệt cỏ được sử dụng nhằm hỗ trợ cây mạch môn cạnh tranh với cỏ dại trong giai đoạn đầu khi trồng mạch môn và đối với một số giống mạch môn thấp cây, sinh trưởng kém như Fusilade II-Ornamec, GrassB-Gon hoặc Vantage đã được sử dụng. Nghiên cứu chuyên sâu hơn về cơ chế cạnh tranh của cây mạch môn với cỏ dại, Lin, D và cộng sự (2000) [134] nhận thấy các dung dịch được chiết xuất từ bột khô của củ mạch môn (1%, 2%, 4%, 8%) đều có khả năng ức chế khả năng nảy mầm và tăng trưởng đối với 3 loài cỏ dại là: cỏ lưỡi vịt (Monocharia vaginalis P.), cỏ lác mỡ (Cyperus difformis

L.) và cỏ đơn buốt (Bidens biternata L.). Nghiên cứu của Tsuzuki [134] đã chỉ ra bột rễ của cây mạch môn có tác dụng ức chế sự phát triển của cỏ dại trên ruộng lúa, có thể sử dụng bột mạch môn khô với lượng 50 - 150 g/m2

để ức chế đáng kể sự phát triển của cỏ dại trong ruộng lúa gieo thẳng mà không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây lúa. Từ những kết quả đó, các nhà khoa học cho rằng cây mạch môn có thể được sử dụng như một loại thuốc diệt cỏ tự nhiên. Trong một số nghiên cứu, cây mạch môn được đề cập như là cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, rất ít sâu bệnh gây hại, có khả năng chịu sự dẫm đạp của con người và gia súc đi lại, do vậy, ngoài mục đích trồng để che phủ đất, cây mạch môn còn được xem là cây trồng nhằm kiểm soát cỏ dại [84].

Ota Seiroku (1982) [143] khi nghiên cứ u ảnh hưởng của cường đô ̣ chiếu sáng đến sinh trưởng của cây mạch môn đã có kết l uâ ̣n: cây ma ̣ch môn sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất củ cao khi trồng trong điều kiê ̣n có cường đô ̣ chiếu sáng là 48%, cường đô ̣ chiếu sáng giảm xuống dưới 10% có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây ma ̣ch môn và giới hạn tối thiểu về cường đô ̣ chiếu sáng đối với sinh trưởng của cây ma ̣ch môn là 1-2%.

Chalongchai (1977) [96] nghiên cứ u các kỹ thuâ ̣t trồng cây ma ̣ch môn ở trại nghiên cứu Pakhong Nakhonsachasima cho thấy trong điều kiện được

23

che bó ng 50% cây ma ̣ch môn sinh trưởng phát triển tốt hơn so với không được che bóng. Các kết quả trên cho thấy khả năng thích nghi của cây mạch môn trồng trong điều kiê ̣n có cường đô ̣ chiếu sáng thấp là khá tốt.

Dựa vào 50 tiêu chí để đánh giá khả năng xâm nhập và gây hại của tập đoàn các giống cỏ nhâ ̣p nô ̣i từ Úc và Newzeland ta ̣i Hawai , Daehler (2000) [104] đánh giá cây mạch môn là loa ̣i cỏ có khả năng xâm thực rất thấp không gây ha ̣i cho quần thể cỏ trồ ng và các loa ̣i cây trồng ta ̣i Hawai , với tổng số điểm đánh giá khả năng gây ha ̣i là 3/50. Những đánh giá của Daehler cho thấy mạch môn là một cây trồng xen có tiềm năng tốt.

Nhìn chung, kết quả tham khảo tài liệu quốc tế cho thấy các công trình nghiên cứu ngoài nước về trồng xen mạch môn với các cây trồng khác còn rất ít. Hầu hết các tài liệu tiếng Anh được tham khảo chỉ đề cập trồng mạch môn như cây làm cảnh trong vườn cùng với các cây trồng khác. Do mạch môn chỉ được coi là cây trồng làm cảnh quan ở nhiều nước trên thế giới nên hầu như chưa ghi nhận nghiên cứu ngoài nước nào về trồng xen mạch môn với các cây trồng khác nhằm lấy củ đem bán để tăng thu nhập.

Tại các bang ở vùng Đông Nam, Nam và bang Hawaii của nước Mỹ nhiều tác giả đã khẳng định cây mạch môn có thể sử dụng làm cây che phủ đất và chống xói mòn rất có hiệu quả. Cây ma ̣ch môn có thể trồng dưới tán của nhiều loại cây trồng lâu năm khác như cây sồi , táo tây , cây ăn quả , ... Ngoài ra cây mạch môn được sử dụng để trồng trong các bể thủy sinh làm cảnh trong nhà ở [105].

Hiện tại chưa tìm thấy nghiên cứu chuyên sâu ngoài nước nào về ảnh hưởng của trồng xen mạch môn đến sâu bệnh trên các cây trồng chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 36)