Đánh giá mức độ gây hại của cỏ dại trong vườn bưở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 128 - 129)

I SÂU HẠ BƯỞ

3.4.4. Đánh giá mức độ gây hại của cỏ dại trong vườn bưở

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của trồng xen mạch môn đối với sự sinh trưởng gây hại của một số loài cỏ dại phổ biến trong vườn thể hiện ở bảng 3.29.

Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của trồng xen mạch môn đến khối lƣợng cỏ dại trong vƣờn bƣởi (Phú Thọ, 2010-2012) Đơn vị tính: kg/m2

Thời gian trồng (tháng) CT1 (đối chứng) CT2 (trồng xen) Tỷ lệ cỏ giảm so với đối chứng Sau 3 tháng (03/2010) 2,33 1,95 16% Sau 6 tháng (06/2010) 2,41 1,69 29% Sau 12 tháng (12/2010) 1,21 0,62 49% Sau 24 tháng (12/2011) 1,60 0,17 89%

Số liệu trên cho thấy khối lượng của các loài cỏ thay đổi theo tuổi của mạch môn. Trong vườn mạch môn mới trồng chưa khép tán, các loài cỏ sinh trưởng mạnh nhất với tổng khối lượng đạt 1,95 kg/m2

sau trồng 3 tháng, về sau, sinh trưởng của các loại cỏ giảm dần theo từng tháng do cây mạch môn sinh trưởng mạnh dần lấn át sự phát triển của cỏ dại. Sau 6 tháng trồng, khối lượng cỏ dại còn 1,69 kg/m2, giảm 29%, lúc này cây mạch môn còn nhỏ, độ che phủ đất thấp, sau 12 tháng trồng khối lượng cỏ dại giảm rất mạnh chỉ còn 0,62 kg/m2, giảm 49% so với vườn bưởi không trồng xen. Đặc biệt, sau 24 tháng trồng mạch môn, khối lượng cỏ dại chỉ còn khoảng 0,17 kg/ m2, giảm 89% so với vườn bưởi không trồng xen cây mạch môn. Điều này chứng minh tác dụng to lớn của cây mạch môn trong việc hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của hầu hết các loài cỏ dại trong vườn bưởi.

116

Như vậy khi trồng cây mạch môn đã có tác dụng rất tốt hạn chế sự sinh trưởng của hầu hết các loài cỏ dại trong vườn bưởi. Tác dụng ức chế cỏ dại của cây mạch môn thể hiện mạnh sau 1 năm trồng, khi cây mạch môn đã khép tán. Các kết quả điều tra này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác trên thế giới và kết quả điều tra các hộ trồng mạch môn tại hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Tất cả nông dân được điều tra đều khẳng định cây mạch môn là cây trồng có tán thấp, tán lá rộng có khả năng che phủ mặt đất tốt, hạn chế được sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cỏ dại trong các vườn cây [55], [105].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)