I SÂU HẠ BƯỞ
3.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm P helicoidesDrechsler gây bệnh thối nõn cây
mạch môn
3.3.6.1 Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm P. helicoides Drechsler, ngay cả các loài Pythium sp. khác nhau cũng có phản ứng không giống nhau với nhiệt độ. Để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát triển của nấm P. helicoides Drechsler gây bệnh thối nõn cây mạch môn, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy loài nấm này trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau, theo dõi sự phát triển đường kính của tản nấm sau 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến đường kính tản nấm P. helicoides Drechsler thể hiện trong bảng 3.18.
Bảng 3.18.Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm P. helicoides Drechsler(Hà Nội, 2012)
TT Nhiệt độ nuôi cấy Đƣờng kính khuẩn lạc (cm) 1 ngày 2 ngày 1 15ºC (CT1) 0,0a 0,0a 2 20ºC (CT2) 1,3b 4,2b 3 25ºC (CT3) 4,1c 9,0c 4 30ºC (CT4) 5,6e 9,0c 5 35ºC (CT5) 6,5f 9,0c 6 40ºC (CT6) 4,6d 9,0c CV (%) 1,6 0,6
100
Ghi chú : các chữ khác nhau thể hiện khi phân lớp có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê
Kết quả cho thấy nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm P. helicoides
Drechsler gây thối nõn cây mạch môn là từ 25 - 350C, sau 2 ngày nuôi cấy đường kính tản nấm đạt kích thước tối đa 9 cm. Nhiệt độ tối ưu cho sợi nấm phát triển là 350C, sau một ngày nuôi cấy đường kính tản nấm đạt kích thước tối đa 6,5cm, sau 2 ngày nuôi cấy đường kính tản nấm đạt kích thước tối đa 9 cm. Nấm P. helicoides Drechsler gây thối nõn cây mạch môn phát triển kém ở nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Ở mức nhiệt độ 150C nấm không phát triển. Ở mức nhiệt độ cao 400C nấm phát triển yếu, đường kính tản nấm sau 1 ngày nuôi cấy đạt 4,6 cm nhưng sợi nấm mọc trên môi trường rất thưa, yếu. Như vậy nấm P. helicoides Drechsler là loài rất mẫn cảm với nhiệt độ, đây là yếu tố quan trọng quyết định sự phát sinh và phát triển của bệnh trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu về nấm P. helicoides
Drechsler trên cây hoa sim của Huang J. H (2009) [116] và cũng phù hợp với các kết quả điều tra quan sát được của chúng tôi tại huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ: bệnh thường phát triển lây lan mạnh vào mùa Hè – Thu (từ tháng 6 – 9 hàng năm) và cuối mùa xuân. Các cây mạch môn trồng nơi râm mát thường bị mắc bệnh nhiều hơn.
3.3.6.2 Ảnh hưởng của độ pH tới sự phát triển của sợi nấm
Để tìm hiểu ảnh hưởng của độ pH đến sinh trưởng, phát triển của nấm P. helicoides Drechsler gây thối nõn cây mạch môn, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cấy nấm P. helicoides Drechsler trên môi trường PDA, ở 5 mức pH khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả trình bày ở bảng 3.19.
101
Bảng 3.19.Ảnh hƣởng của độ pH đến sự phát triển của nấm P. helicoides Drechsler(Hà Nội, 2012)
TT pH Đƣờng kính khuẩn lạc (cm) 1 ngày 2 ngày 1 5,0 (CT1) 5,8a 9,0 2 5,5 (CT2) 6,0a 9,0 3 6,0 (CT3) 5,7a 9,0 4 6,5 (CT4) 6,0a 9,0 5 7,0 (CT5) 5,7a 9,0 6 7,5 (CT6) 5,4a 9,0 7 8,0 (CT7) 5,3a 9,0 CV (%) 0,9 0,0
Ghi chú : các chữ giống nhau thể hiện khi phân lớp không có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê
Nấm P. helicoides Drechsler gây thối nõn cây mạch môn có khả năng phát triển trong phạm vi pH rộng từ 5,0 đến 8,0. Theo dõi sau 1 đến 2 ngày nuôi cấy ở các mức pH khác nhau không thấy có sự sai khác về đường kính khuẩn lạc giữa các công thức thí nghiệm khi xử lý thống kê. Như vậy, nấm P. helicoides Drechsler có khả năng thích ứng với nhiều loại đất có độ pH khác nhau.
3.3.6.3 Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
Tìm hiểu mối liên quan giữa các điều kiện ánh sáng khác nhau tới sinh trưởng, phát triển của nấm P. helicoides Drechsler gây thối nõn cây mạch
102
môn, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 3 chế độ ánh sáng: sáng liên tục, tối liên tục và xen kẽ 12 giờ sáng + 12 giờ tối, kết quả ghi nhận ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của độ chiếu sáng đến sự phát triển của nấm P. helicoides Drechsler (Hà Nội, 2012)
TT Chế độ chiếu sáng
Đƣờng kính khuẩn lạc (cm)
1 ngày 2 ngày
1 24 giờ sáng 5,5a 9,0
2 12 giờ sáng + 12 giờ tối 5,4a 9,0
3 24 giờ tối 5,3a 9,0
CV (%) 0,6 0,0
Ghi chú : các chữ giống nhau thể hiện khi phân lớp không có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê
Nấm P. helicoides Drechsler gây thối nõn cây mạch môn có phản ứng với ánh sáng khác nhau không rõ rệt. Sau 1-2 ngày nuôi cấy không có sự khác nhau giữa các công thức khi xử lý thống kê.
Tóm lại, nấm P. helicoides Drechsler có khả năng thích nghi rộng với nhiều điều kiện pH và chiếu sáng khác nhau, có ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho phát triển từ 25 - 350C, phù hợp với ngưỡng nhiệt độ cuối mùa xuân và cuối mùa hè của vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, khi độ ẩm không khí cao, do vậy, khả năng bùng phát thành dịch của bệnh thối nõn khi trồng phát triển đại trà cây mạch môn vào mùa xuân và mùa hè - thu tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam là khá cao. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ dịch bệnh thối nõn trên cây mạch môn là hết sức
103
cần thiết trong thời điểm hiện tại, khi cây mạch môn đã và đang được người dân quan tâm phát triển mạnh cho mục đích sản xuất dược liệu và làm cảnh quan.