Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn trên cây mạch môn trong hệ thống trồng xen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 116 - 122)

I SÂU HẠ BƯỞ

3.3.7.Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn trên cây mạch môn trong hệ thống trồng xen

trong hệ thống trồng xen

3.3.7.1. Nghiên cứu hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma asperellum đối với nấm P. helicoides Drechsler trong phòng thí nghiệm

Chúng tôi sử dụng một số nguồn nấm Trichoderma asperellum do Viện Bảo vệ thực vật cung cấp để tiến hành nghiên cứu khả năng đối kháng với nấm P. helicoides Drechsler. Nguồn Trichoderma được cấy đối xứng trên môi trường PDA, theo dõi sự phát triển của sợi nấm sau nuôi cấy 1, 2, 3 ngày.

Bảng 3.21.Hiệu quả ức chế của nấm đối kháng Trichoderma asperellum đối với nấm P. helicoidesDrechsler (Hà Nội, 2012)

Công thức thí nghiệm Đƣờng kính tản nấm sau cấy (cm) Hiệu lực ức chế (%) 1 ngày 2 ngày 3 ngày

Đối kháng P. helicoides Drechsler 2,3 2,6 2,2 75,9 Trichoderma asperellum 3,2 4,9 6,7 - ĐC 1 P. helicoides Drechsler 5,5 9,0 9,0 - ĐC 2 Trichoderma asperellum 3,8 5,6 9,0 -

Từ kết quả bảng 3.21 cho thấy sau 2 ngày cấy truyền cả 2 loại nấm

Trichoderma asperellum P. helicoides Drechsler đều phát triển và lan nhanh trên môi trường, giữa vùng nấm gây bệnh và nấm T. asperellum hình

104

thành một đường ranh giới, gọi là viền đối kháng. Từ ngày thứ 3 sau khi cấy trở đi, nấm T. asperellum mọc trùm lên sợi nấm P. helicoides Drechsler, tuy nhiên không thấy sợi nấm này teo đi. Kết quả bảng này chỉ ra sau 3 ngày vùng nấm bệnh có đường kính là 2,2 cm, hiệu quả ức chế đạt 75,9%.

3.3.7.2. Hiệu quả ức chế của vi khuẩn và xạ khuẩn đối kháng đối với nấm P. helicoides Drechsler trong phòng thí nghiệm

Nguồn vi khuẩn và xạ khuẩn trong thí nghiệm được Viện bảo vệ thực vật cung cấp. Để đánh giá khả năng đối kháng của các vi khuẩn và xạ khuẩn bằng chất kháng sinh ức chế nấm P. helicoides Drechsler gây bệnh thối nõn cây mạch môn, vi khuẩn hoặc xạ khuẩn được cấy đối xứng về 4 phía, nấm P. helicoides Drechsler được đặt ở trung tâm và tiến hành theo dõi đo đường kính tản nấm sau cấy 3 ngày. Kết quả được trình bày tại bảng 3.22.

Bảng 3.22. Hiệu quả ức chế của vi khuẩn và xạ khuẩn đối với nấm

P. helicoides Drechsler(Hà Nội, 2012)

STT Công thức thí nghiệm Đƣờng kính tản nấm P. helicoides Drechsler(cm) sau 3 ngày Hiệu lực ức chế (%) Công thức Đối chứng 1 Streptomyces misionensis 1,4 9,0 84,4 2 Streptomyces aureofaciens 1,2 9,0 86,7 3 Bacillus amyloliquefaciens 1,5 9,0 83,3 Số liệu trên cho thấy cả 3 loài vi khuẩn và xạ khuẩn đều có khả năng đối kháng cao với nấm P. helicoides Drechsler gây bệnh thối nõn trên cây mạch môn, mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với nấm bệnh, nhưng bản thân

105

chúng tiết ra các các chất kháng sinh trong môi trường gây ức chế sự phát triển của nấm bệnh, sau 3 ngày nuôi cấy đường kính tản nấm chỉ đạt 1,2 - 1,5 cm, hiệu quả ức chế trên môi trường đạt 83,3 – 86,7%.

Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả (Chung et al., 2011) [94], Xạ khuẩn có khả năng sản sinh ra các chất kháng sinh cao. Cac chất kháng sinh này được sử dụng trong y học như sản xuất kháng sinh tetracyclin, thuốc chống sốt. Một số loài như Streptomyces misionensis có khả năng đối kháng với nấm Fusarium sp. gây bệnh thối gốc và héo trên cây hoa lily.

Các chủng xạ khuẩn Streptomycetes sp. có khả năng sinh ra các chất kháng sinh có khả năng ức chế được sự phát triển của tác nhân gây bệnh như nấm Phoma medicaginis var. medicaginis Malbr.& Roum., tác nhân chính gây bệnh đen thân và đốm lá trên cỏ linh lăng (Cook, R.J and Baker, K.F ,1983) [97], Arnold và cộng sự, 2003)[78].

3.3.7.3. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của một số thuốc hóa học đối với nấm P. helicoides Drechsler trong phòng thí nghiệm

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học được thực hiện: thuốc Aliette 80WP 0,1% có hoạt chất Fosetyl-aluminium (95%), thuốc Ridomil 72 MZ 0,2% có hoạt chất Mancozeb 64 % + Metalaxyl 8%, Viben - C 50 BTN nồng độ 0,1% có hoạt chất Benomyl 25% + Copper Oxychloride 25 % và Copper - Zinc 85 WP nồng độ 2% có hoạt chất Bordeaux 60 % + Zineb 25%, theo dõi tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh sau 1 và 2 ngày. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.23.

Từ số liệu thu được cho thấy hai loại thuốc Ridomil 72 MZ 0,2% và Viben - C 50 BTN 0,2% có hiệu quả phòng trừ đạt cao nhất 93,3 – 100%, tiếp đó đến thuốc Aliette 80WP 0,1% đạt 78,1%, thuốc Copper - Zinc 85 WP

106

0,2% hiệu quả phòng trừ thấp nhất chỉ đạt 31,9%, khi nuôi cấy nấm trong phòng thí nghiệm.

Bảng 3.23. Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hóa học đối với nấm P. helicoides Drechsler(Hà Nội, 2012)

TT Thuốc hóa học Đƣờng kính khuẩn lạc (cm) Hiệu lực ức chế (%) 1 ngày 2 ngày 1 Ridomil 72 MZ 0,2% 0,0 0,0 100 2 Viben - C 50 BTN 0,2% 0,0 0,6 93,3 3 Aliette 80WP 0,1% 0,8 2,0 78,1 4 Copper - Zinc 85 WP 0,2% 3,6 6,1 31,9

5 Đối chứng (Không thuốc) 5,6 9,0 0

CV (%) 3,2 1,6

3.3.7.4. Kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số thuốc sinh học và hóa học đối với bệnh thối nõn cây mạch môn trên đồng ruộng

Để đánh giá hiệu lực phòng trừ của môt số loại thuốc sinh học và hoá học với bệnh thối nõn cây mạch môn, thí nghiệm đã được tiến hành tại vườn mạch môn trồng tại xã Bằng Giã, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ vào vụ xuân năm 2013. Kết quả thử nghiệm các chế phẩm sinh học đối với bệnh thối nõn cây mạch môn trên đồng ruộng trong vụ xuân năm 2013 được trình bày tại bảng 3.24 dưới đây.

107 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu thu được cho thấy chế phẩm Streptomyces aureofaciens cho hiệu quả phòng trừ cao nhất (75,6% sau 3 tháng và 79,9% sau 6 tháng), tiếp đến là chế phẩm Bacillus amyloliquefaciens cho hiệu quả phòng trừ khá (65,3% sau 3 tháng và 73,3% sau 6 tháng). Chế phẩm Trichoderma asperellum cho hiệu quả phòng trừ thấp nhất (63% sau 3 tháng và 69,2% sau 6 tháng).

Bảng 3.24. Hiệu quả phòng trừ của một số chế phẩm đối với bệnh thối nõn mạch môn trên đồng ruộng (Phú Thọ, 2013)

TT Công thức thí nghiệm TXL SXL 3 tháng 6 tháng TLB (%) TLB (%) HQPT (%) TLB (%) HQPT (%) 1 T. asperellum 0,7 2,7 63,0 3,3 69,2 2 S. aureofaciens 1,3 3,3 75,7 4,0 79,9 3 B. amyloliquefaciens 1,3 4,7 65,3 5,3 73,3 4 Đối chứng 0,7 7,3 0 10,7 0 CV (%) 25,7 24,2

Nhìn chung, các chế phẩm sinh học đã thử nghiệm đều cho hiệu quả phòng trừ bệnh thối nõn khá, có thể sử dụng cho mục đích phòng trừ bệnh thối nõn cây mạch môn tại các vườn mạch môn mới phát hiện các triệu chứng bệnh, biện pháp sinh học có lợi thế có hiệu quả phòng trừ kéo dài thời gian và không gây ô nhiễm môi trường khi xử lý vào đất. Tuy nhiên, do tác dụng của các loại thuốc sinh học chậm nên không khuyến cáo sử dụng trong trường hợp bùng phát dịch bệnh thối nõn trên cây mạch môn.

108

Số liệu về thử nghiệm các thuốc hóa học phòng trừ bệnh thối nõn cây mạch môn trên đồng ruộng được trình bày ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Hiệu quả phòng trừ của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối nõn cây mạch môn trên đồng ruộng (Phú Thọ, 2013)

TT Công thức thí nghiệm Trƣớc xử lý Sau xử lý 1 tháng 2 tháng TLB (%) TLB (%) HQPT (%) TLB (%) HQPT (%) 1 Phun Aliette 80 WP nồng độ 0,2% 4,8 5,7 70,3 5,7 73,6 2 Phun Ridomil gold 68 WG nồng độ 0,3% 3,8 2,9 75,0 4,8 63,2 3 Đối chứng (phun nước lã) 3,8 15,2 0 17,1 0 CV (%) 11,7 20,6

Kết quả cho thấy thuốc Ridomil gold 68 WG nồng độ 0,3% cho hiệu quả phòng trừ bệnh nhanh hơn so với thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,2% (75% so với 70,3% sau 1 tháng xử lý). Tuy nhiên, thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,2% lại cho hiệu quả phòng trừ cao hơn sau thời gian 2 tháng (73,6%).

Thử nghiệm đồng ruộng tại xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, cho thấy, sau khi phun thuốc 1 tháng, các thuốc Aliette 80WP và Ridomil Gold 68WG đều cho hiệu lực phòng trừ bệnh trên 70%. Hiệu lực của thuốc Aliette 80WP tiếp tục duy trì trên đồng ruộng sau khi phun 2 tháng trong khi hiệu lực của thuốc Ridomil Gold 68WG bắt đầu giảm đi vào thời điểm sau khi phun 2 tháng. Nhìn chung, cả hai loại thuốc hóa học đều cho hiệu quả phòng trừ khá và tác dụng nhanh, có thể sử dụng hiệu quả trong trường hợp kiểm soát bệnh khi dịch bệnh bùng phát.

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Broussard (2007) [81] và Sherrie Smith và Rick

109

Cartwright (2009) [159], theo đó, để kiểm soát bệnh thối rễ trên cây mạch môn do nấm Pythium splendens gây ra, có thể sử dụng một số loại nấm để tưới cho cây mạch môn nhằm giảm sự lây lan của nấm bệnh hoặc có thể phun thuốc trừ nấm Aliette để diệt trừ nấm bệnh. Tuy nhiên việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ nấm P. helicoides Drechsler gây bệnh thối nõn trên cây mạch môn lại chưa có tài liệu nào đề cập đến.

3.4. Nghiên cứu cỏ dại và một số biện pháp quản lý cỏ dại trong hệ thống trồng xen trồng xen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 116 - 122)