Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây mạch môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 90 - 92)

II BỆNH HẠI CHÈ

3.2.1.Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây mạch môn

Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại trên cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cho thấy kết quả tương tự như thành phần sâu hại trên cây mạch môn trồng xen trong vườn chè kiến thiết cơ bản (Bảng 3.1). Đánh giá về mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây mạch môn cho thấy các loài sâu như châu chấu, sên nhỏ ăn lá, rệp phảy và các bệnh cháy lá, khô đầu lá và lùn cây có mức độ phổ biến và khả năng gây hại đến năng suất cây mạch môn thấp, hầu như không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hệ thống trồng xen, ngoại trừ bệnh thối nõn cây mạch môn là bệnh có tiềm năng gây hại nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sinh trưởng và năng suất của cây mạch môn trong hệ thống trồng xen, do vậy, bệnh thối nõn cây mạch môn cần thiết được nghiên cứu chuyên sâu nhằm đề ra các biện pháp phòng trừ thích hợp.

Rệp phảy hại lá mạch môn Sên ăn lá mạch môn Châu chấu hại lá non

78

Bệnh thối nõn Bệnh Khô đầu lá

Bệnh Lùn cây Bệnh Cháy lá

Hình 3.8.Ảnh một số bệnh phát hiện trên cây mạch môn (2010)

Để đánh giá mức độ phổ biến của bệnh thối nõn cây mạch môn, chúng tôi tiến hành điều tra một số vườn bưởi có trồng xen cây mạch môn tập trung tại tỉnh Phú Thọ.

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ bệnh thối nõn cây mạch môn tại các vườn có trồng xen cây mạch môn có sự khác nhau, trong đó cao nhất là 9,1%. Bệnh thối nõn nhiễm ở những cây mạch môn mới trồng thường gây chết cả cây, do vậy ảnh hưởng lớn đến chi phí giống bổ sung cho trồng dặm. Bệnh thối nõn có thể gây chết một phần bụi cây mạch môn tại những vườn mạch môn đã khép tán dẫn đến thiệt hại về năng suất củ mạch môn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ các vườn cây mạch môn làm cảnh quan.

Mặc dù tỷ lệ bệnh thối nõn trên cây mạch môn tại tỉnh Phú Thọ không cao, nhưng khả năng bệnh thối nõn bùng phát nhanh thành dịch khá cao do bệnh thối nõn có khả năng phát triển nhanh khi thời tiết ẩm ướt (bệnh do nấm

79

noãn Pythium sp. gây ra thường lây lan rất nhanh khi gặp môi trường thuận lợi) và nhiệt độ mát mẻ, đặc biệt thời gian cuối mùa xuân và đầu mùa hè tại các tỉnh phía Bắc. Hiện tại, nông dân canh tác cây mạch môn còn chưa nhiều, diện tích trồng còn chưa tập trung. Tuy nhiên, nếu cây mạch môn được quan tâm phát triển thành cây trồng hàng hóa tập trung, khả năng bệnh thối nõn phát triển mạnh trở thành bệnh gây hại quan trọng là rất lớn. Do vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về bệnh thối nõn cây mạch môn là cần thiết nhằm mục đích đề ra các biện pháp phòng ngừa và bổ sung thêm cơ sở dữ liệu khoa học về bệnh cây ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 90 - 92)