- Một số kết quả nghiên cứu về xạ khuẩn đối kháng
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập mẫu dịch hạ
Điều tra thành phần sâu bệnh hại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn trong vườn chè, vườn bưởi được tiến hành theo phương pháp điều tra cơ bản dịch hại của Viện Bảo vệ thực vật (BVTV), (1999 - 2000) [59], [60]. Việc xác định tên khoa học được tiến hành theo các tài liệu hiện có và gửi các chuyên gia của Viện Bảo vệ thực vật giám định. Chỉ tiêu theo dõi là tần suất xuất hiện hoặc mức độ gây hại.
2.3.1.1 Xác định khu vực điều tra
Các điểm đã bố trí thí nghiệm trồng xen cây mạch môn trong vườn chè kiến thiết cơ bản và vườn bưởi tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Diện tích mỗi vườn khoảng 500 m2
đến 1 ha tùy theo diện tích vườn của người dân tham gia.
Để phát hiện đầy đủ về bệnh thối nõn hại cây mạch môn ngoài việc điều tra thường xuyên tại các địa điểm quy định, chúng tôi tiến hành điều tra bổ sung thêm ở các địa điểm có trồng cây mạch môn khác, đặc biệt là ở vùng có điều kiện sinh thái đặc thù thích hợp cho cây mạch môn phát triển.
2.3.1.2 Phương pháp điều tra sâu bệnh trên cây mạch môn
Mỗi vườn điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 bụi cây. Mỗi bụi thu 5 nhánh (4 nhánh tại 4 hướng và 01 nhánh ở giữa bụi). Điều
42
tra 7 ngày/lần, thu tất cả các mẫu sâu, bệnh hại cây mạch môn cho vào túi ni lông có dán mép, đem về phòng theo dõi. Dùng vợt bắt kết hợp với quan sát tại chỗ khi phát hiện côn trùng gây hại. Chỉ tiêu theo dõi là tần suất xuất hiện.
2.3.1.3. Phương pháp điều tra sâu bệnh trên cây chè kiến thiết cơ bản
Điều tra sâu bệnh hại trên cây chè theo phương pháp: Quan trắc đánh giá sâu bệnh hại chè [8] và theo phương pháp điều tra cơ bản dịch hại của Viện Bảo vệ thực vật (BVTV), (1999 - 2000) [59], [60].
Tiến hành điều tra trên đồng ruộng vào thời điểm phát sinh, gây hại của một số loại sâu hại chủ yếu trên chè kiến thiết cơ bản. Các loại sâu hại chủ yếu gồm: Rầy xanh (Empoasca flavescens), nhện đỏ (Oligonychus coffeae
Niet), bọ cánh tơ (Physothrips setiventrips), bọ xít muỗi (Helopentis theivora), trên các giống chè, các điều kiện canh tác khác nhau theo các phương pháp thường quy đối với cây chè (Mô tả chi tiết phương pháp điều tra ở phần 2.3.2.1).
Đánh giá mức độ phổ biến của sâu bệnh:
Loại sâu bệnh có mặt dưới 20% số mẫu thu được được đánh giá mức độ phổ biến là (+), loại sâu bệnh có mặt từ 20 - 50% số mẫu được đánh giá mức độ phổ biến là (++), loại sâu bệnh có mặt trên 50% số mẫu được đánh giá mức độ phổ biến là (+++).
2.3.1.4. Phương pháp điều tra sâu bệnh trên cây bưởi
Các nghiên cứu, điều tra được tiến hành theo phương pháp điều tra cơ bản sâu hại cây ăn quả của Viện BVTV (1997) [42]. Để có thành phần các loài sâu hại trên bưởi, tiến hành điều tra định kỳ 2 lần/tháng ở những nơi nghiên cứu. Ở mỗi điểm nghiên cứu, chọn 3 vườn đại diện. Tiến hành điều tra định kỳ trên các vườn đã chọn, ít nhất mỗi vườn điều tra 20 cây ở các vị trí khác nhau. Dùng vợt bắt kết hợp với quan sát tại chỗ khi phát hiện sâu bệnh gây hại, thu tất cả các mẫu sâu, bệnh hại cây bưởi cho vào túi ni lông có dán
43
mép, đem về phòng theo dõi. Chỉ tiêu theo dõi là tần suất xuất hiện và mức độ gây hại. Mẫu vật được bảo quản theo phương pháp chung trong nghiên cứu côn trùng. Việc xác định tên khoa học được tiến hành theo các tài liệu hiện có và gửi các chuyên gia của Viện Bảo vệ thực vật giám định.
Điều tra thành phần bệnh hại theo phương pháp điều tra Viện bảo vệ thực vật. Tiến hành điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1- 3 cây. Mỗi cây điều tra và lấy mẫu ở 4 cành theo 4 hướng khác nhau. Thu thập tất cả các loại triệu chứng bệnh hại khác nhau trên tất cả các bộ phận của cây mang về phòng thí nghiệm giám định.
Đánh giá mức độ phổ biến của sâu bệnh:
Loại sâu bệnh có mặt dưới 20% số mẫu thu được được đánh giá mức độ phổ biến là (+), loại cỏ có mặt từ 20-50% số mẫu được đánh giá mức độ phổ biến là (++), loại cỏ có mặt trên 50% số mẫu được đánh giá mức độ phổ biến là (+++).