Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuất và Lê Văn Thuyết (2001) [48] đã phát hiện những điểm kí sinh của sợi nấm đối kháng lên sợi nấm bệnh, đôi khi dưới tác động của một số loại men được tiết ra từ nấm đối kháng còn thấy hiện tượng sợi nấm bị quăn lại, chết từng đoạn mà không cần có sự ký sinh trực tiếp. Nhờ các men này các chất hữu cơ có trong đất được phân hủy nhanh hơn, làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thu cho cây trồng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Trần Thị Thuần và cộng sự (1992) [49], đã tiến hành phân lập từ các nguồn khác nhau và xác định khả năng ức chế của nấm Trichoderma sp. đã thu thập, kết quả cho thấy các loài nấm Trichoderma sp. có hiệu quả ức chế cao từ 67,7 - 85,5% đối với các nấm gây bệnh như Rhizoctonia solani,
Sclerotium rolfsii, Fusarium sp. , Aspergillus sp.
Theo tác giả Phạm Ngọc Dung và cộng sự (2008) [12], nấm
Trichoderma hazianum có khả năng ức chế cao đối với sự phát triển của sợi nấm Phytophthora tropicalis, trên môi trường bằng phương pháp cấy đối xứng, sợi nấm Phytophthora sp. bị tiêu diệt sau 3 ngày nuôi cấy. Cũng theo tác giả, một số chủng nấm Trichoderma sp. vừa có khả năng ức chế sự phát
29
triển của sợi nấm, sự nảy mầm của bào tử Phytophthora sp. đồng thời có khả năng phân hủy tốt một số loại tàn dư thực vật, hữu dụng trong quá trình ủ phân hữu cơ, cung cấp phân hữu cơ cho các vườn hồ tiêu.
Theo Trần Kim Loang và cộng sự (2008) [26], sử dụng chế phẩm Trico-VTN (gồm Trichoderma virens và Trichoderma asperellum) với nồng độ 0,3 – 0,4% mỗi tháng một lần, hạn chế được sự phát triển và gây hại của bệnh do nấm Phytophthora sp. trên cây tiêu và ca cao trong điều kiện vườn ươm. Trên đồng ruộng xử lý chế phẩm Trico-VTN với lượng 10 – 15 g/gốc, xử lý 4 lần từ đầu mùa mưa, cách nhau 2 tháng, kết hợp với bón phân hữu cơ, phân bón lá, vệ sinh đồng ruộng và tiêu thoát nước có thể hạn chế sự phát triển và lây lan của bệnh chết nhanh hồ tiêu trên đồng ruộng.