Thành phần và mức độ phổ biến của cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây bưởi với cây mạch môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 126 - 128)

I SÂU HẠ BƯỞ

3.4.3. Thành phần và mức độ phổ biến của cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây bưởi với cây mạch môn

cây bưởi với cây mạch môn

Trong các vườn cây ăn quả nói chung và vườn bưởi nói riêng, ở giai đoạn mới trồng thường bị các loại cỏ dại phát triển cạnh tranh dinh dưỡng, nước với cây trồng chính. Cỏ dại có thể ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng chính, làm chậm sinh trưởng, thậm chí làm chết cây trồng chính, tăng chi phí cho công lao động làm cỏ, là ký chủ cho các loại sâu bệnh hại cây trồng chính ... Để đánh giá khả năng quản lý cỏ dại của cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi non, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần cỏ dại và khối lượng cỏ dại trong vườn bưởi có trồng xen và không trồng xen cây mạch môn. Kết quả điều tra thành phần cỏ dại trong vườn bưởi non có trồng xen cây mạch môn cho thấy có nhiều loài cỏ dại phát sinh như trong bảng 3.28.

Thành phần cỏ dại trong vườn bưởi rất đa dạng bao gồm các loại cỏ sống lâu năm và hàng năm. Kết quả điều tra trên vườn bưởi có trồng xen mạch môn cho thấy: có 24 loài cỏ dại sinh trưởng và phát triển. Trong đó, 05 loài cỏ có mức độ phổ biến cao nhất gồm: cỏ thài lài, cỏ gấu, cỏ cứt lợn, hoa cúc dại, cỏ vừng, 08 loài có mức độ phổ biến trung bình là: cỏ chỉ, cỏ công viên, rau má, nhọ nồi, cỏ gừng, mần trầu, lá tre, cỏ gà. Một số loài cỏ có mức độ phổ biến thấp như: cỏ tranh, cỏ chỉ, dương xỉ, cỏ bòng bong .... Qua điều tra cũng cho thấy các loại cỏ sinh trưởng mạnh trong vụ xuân là cỏ thài lài, cỏ gấu, cúc dại, cỏ gừng. Các loại cỏ phát triển quanh năm như cỏ tranh, bòng bong, cỏ công viên, cỏ lào. Các loại cỏ sinh trưởng mạnh trong vụ hè là cỏ vừng, cỏ bòng bong, cứt lợn, nhọ nồi.

114

Bảng 3.28. Thành phần cỏ dại trên vƣờn bƣởi có trồng xen cây mạch môn tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (2012)

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ

phổ biến

1 Cỏ chỉ Digitaria marginata Link ++

2 Cỏ tranh Imperata cylindrical +

3 Cỏ thài lài Commedia nudiflora (L.) +++

4 Cỏ gấu Cyperus rotundus (L.) +++

5 Cỏ cứt lợn Ageratum conyzoides (L.) +++

6 Cỏ công viên Paspalum conjugatum (L.) ++

7 Cỏ gà Cynodon dactylon Pers ++

8 Cỏ rau má Celtella asiatica Urs ++

9 Cỏ gừng Panicum repens (L) ++

10 Cúc dại Bellis perennis +++

12 Chua me đất Oxalis cornicullata (L.) +

13 Cỏ vừng Centranthera cochinchinensis (Lour) +++

14 Cỏ nhọ nồi Eclipta alba Hassk ++

15 Cỏ bong bong Lygodium sp +

16 Cây cỏ dừa Jussiaea repens +

17 Cỏ mũi mác Tadehagi triquetrum (L.) Ohashi +

18 Cỏ mần trầu Eleusine indica ++

19 Cỏ lá tre Lophatherum gracile Brongn ++

20 Cây cỏ lào Chromolaena odorata (L.) +

21 Cỏ xước Achyranthes aspera (L.) +

22 Rau sam Portulaca oleracea L +

23 Cỏ bợ Marsilea quaurifolia L +

24 Cam thảo đất Scoparia dulcis Linn +

* Ghi chú: +++ Rất phổ biến ++ Phổ biến + Ít phổ biến

115

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)