- Một số kết quả nghiên cứu về xạ khuẩn đối kháng
2.3.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến mức độ gây hại của một số sâu bệnh quan trọng trên cây trồng chính
mức độ gây hại của một số sâu bệnh quan trọng trên cây trồng chính
2.3.2.1. Đánh giá mức độ gây hại của một số sâu bệnh quan trọng trên cây chè trồng thuần và cây chè trồng xen với cây mạch môn
Dựa trên kết quả điều tra định kỳ các loại sâu bệnh quan trọng như rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bệnh thối búp và bệnh đốm nâu tại các lô chè kiến thiết cơ bản đã bố trí làm thí nghiệm trồng xen với cây mạch môn và trồng thuần tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ để so sánh mức độ sai khác về mật độ/ mức độ gây hại của các loại sâu bệnh trên, qua đó phân tích nhằm tìm hiểu cơ chế, mối quan hệ giữa sâu bệnh và cây trồng trong hệ thống trồng xen.
- Bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên tuần tự, với 2 công thức, 3 lần nhắc lại.
44
-Phương pháp điều tra: theo phương pháp điều tra cơ bản dịch hại của Viện Bảo vệ thực vật (BVTV), (1999 - 2000) [59], [60]. Tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày/lần, cụ thể như sau:
+ Rầy xanh: Điều tra theo phương pháp 5 điểm đường chéo góc, mỗi điểm 1 cây, mỗi cây/khay. Dùng khay có láng dầu, tại mỗi điểm điều tra, đặt khay trên mặt tán chè nghiêng 450, dùng tay đập 3 đập, đếm số rầy trên khay. Tổng số rầy xanh
Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ rầy xanh (con/khay) =
Khay
+ Bọ cánh tơ: điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm ngắt 20 búp chè, cho vào túi nilon đem về phòng thí nghiệm, dùng kính lúp đếm số bọ cánh tơ/búp.
Chỉ tiêu theo dõi:
Tổng số bọ cánh tơ điều tra Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) = Tổng số búp điều tra
+ Bọ xít muỗi: điều tra theo 5 điểm đường chéo góc, mỗi điểm 2 cây, mỗi cây hái 20 búp, 5 điểm là 200 búp, điều tra % búp bị hại do bọ xít muỗi.
Tỷ lệ búp bị hại (%) = Tổng số búp bị hại x 100 Tổng số búp điều tra
+ Nhện đỏ: Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra ngắt 20 lá chè bánh tẻ (vì nhện đỏ chủ yếu hại lá bánh tẻ, sống tập trung ở mặt trên lá tại phần gân chính và chóp lá), cho vào túi nilon đem về phòng, dùng kính lúp đếm số nhện đỏ.
Chỉ tiêu theo dõi:
Tổng số nhện đỏ điều tra Mật độ nhện đỏ (con/lá) = Tổng số lá điều tra
45
Các bệnh gây hại chủ yếu trên vườn chè non là Bệnh đốm nâu (Collectotrichum camelliae Masse), bệnh thối búp (Colletorrichum theae Petch)
Xác định tỷ lệ bệnh đốm nâu và thối búp: trên vườn chè lấy mẫu tại 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm hái 30 búp đối với bệnh thối búp hay 50 lá bánh tẻ đối với bệnh đốm nâu, đem về phòng phân tích:
Tính tỷ lệ bệnh:
Số lá/búp bị bệnh
Tỷ lệ bệnh (%) = x100 Tổng số lá điều tra
2.3.2.2. Đánh giá mức độ gây hại của một số sâu bệnh quan trọng trên cây bưởi trồng thuần và cây bưởi trồng xen với cây mạch môn
Dựa trên kết quả điều tra định kỳ các loại sâu bệnh quan trọng như sâu vẽ bùa, bệnh loét tại các vườn bưởi non trồng xen với cây mạch môn và trồng thuần tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ để so sánh mức độ sai khác về mức độ gây hại của các loại sâu bệnh trên, qua đó phân tích nhằm tìm hiểu cơ chế, mối quan hệ giữa sâu bệnh và cây trồng trong hệ thống trồng xen.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên tuần tự, với 2 công thức, 3 lần nhắc lại, 100 cây/lần nhắc.
- Phương pháp điều tra: Xác định tỷ lệ hại của sâu vẽ bùa: điều tra theo 5 điểm đường chéo góc, mỗi điểm 3 cây bưởi non, mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng một cành, mỗi cành đếm toàn bộ số lá điều tra và tổng số lá bị hại.
Tổng số lá bị hại
Tỷ lệ hại (%) = x100 Tổng số lá điều tra
46
Xác định tỷ lệ bệnh loét vi khuẩn trên lá: theo dõi tỷ lệ bệnh theo % lá bị hại bằng cách chọn 5 điểm đường chéo góc, mỗi điểm 3 cây bưởi non, mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng một cành, mỗi cành đếm toàn bộ số lá điều tra và tổng số lá bệnh.
Tổng số lá bệnh
Tỷ lệ bệnh (%) = x100 Tổng số lá điều tra