II BỆNH HẠI CHÈ
3.1.4. Đánh giá mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây chè trồng thuần và cây chè trong hệ thống trồng xen với cây mạch môn tại Phú Thọ
cây chè trong hệ thống trồng xen với cây mạch môn tại Phú Thọ
Đánh giá ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến một số loài sâu hại chính trên cây chè kiến thiết cơ bản như sau:
* Rầy xanh
Số liệu nghiên cứu về mật độ rầy xanh trên vườn chè kiến thiết cơ bản có trồng xen cây mạch môn so với đối chứng không trồng xen cây mạch môn được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của trồng xen cây mạch môn đến mật độ rầy xanh hại chè (Phú Thọ, 2011)
Tháng Mật độ rầy xanh (con/khay)
CT1 – Đối chứng (không trồng xen) CT2 (có trồng xen) CV(%) Tháng 1 0 0 - Tháng 2 2,0 a 2,1a 17,5 Tháng 3 4,0 a 4,3 a 11,0 Tháng 4 4,8 a 4,9 a 18,5 Tháng 5 14,1 a 14,3 a 10,8 Tháng 6 4,1 a 4,4 a 10,7 Tháng 7 3,2 a 3,5 a 11,5 Tháng 8 3,2 a 3,9 a 13,3 Tháng 9 3,3 a 3,3 a 11,1 Tháng 10 3,5 a 3,1a 11,1 Tháng 11 3,6 a 3,1 a 17,0 Tháng 12 1,2 a 1,1a 22,8
Ghi chú : các chữ giống nhau thể hiện khi phân lớp không có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê
64
Hình 3.1.Diễn biến mật độ rầy xanh trên cây chè có trồng xen với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2011)
Qua theo dõi cho thấy diễn biến mật độ rầy xanh tăng dần từ tháng 3 và đạt đỉnh cao nhất vào tháng 5 với mật độ rầy trên ô đối chứng đạt trên 14 con/khay. Mật độ rầy xanh thấp nhất trong năm là tháng 1 do lúc này cây chè mới đốn, không có búp non và nhiệt độ không khí xuống thấp, rầy xanh chuyển sang cư trú qua đông tại các cây ký chủ phụ xung quanh vườn chè. Trong các tháng vụ xuân và hè do cây chè phát sinh các búp mới, nhiệt độ ấm và cường độ chiếu sáng thích hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho rầy xanh phát sinh mạnh làm tăng mật độ trên cây chè, nhất là vào tháng 5, do có các đợt khô hạn nhỏ, kết hợp với nhiệt độ cao đã kích thích cho rầy xanh phát sinh mạnh. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Hùng (2001) [20] và Nguyễn Văn Thiệp (2000) [39]. Theo tác giả, thời gian vào tháng 4 và tháng 5, ở Phú Thọ có nhiệt độ trung bình 25- 26oC, kết hợp với nguồn thức ăn (búp chè) dồi dào, độ ẩm không khí thấp nên rất thích hợp với sinh trưởng của rầy xanh. Trong các tháng mùa hè (tháng 6 -
65
8) do nhiệt độ không khí cao, cường độ chiếu sáng mạnh, độ ẩm không khí tiếp tục giảm thấp đã làm cho mật độ rầy xanh hại chè giảm xuống. Ngoài ra, còn nguyên nhân khác làm cho mật độ rầy xanh giảm là trong những tháng này quần thể các loại sâu cạnh tranh thức ăn với rầy xanh (như bọ trĩ, bọ xít muỗi) và các loại thiên địch của rầy xanh phát sinh mạnh cũng có tác động làm giảm mật độ rầy xanh trên cây chè.
Trong tháng 9 - 10, nhiệt độ không khí lại giảm, độ ẩm không khí cao hơn các tháng mùa hè nên rầy xanh tiếp tục phục hồi và sinh trưởng dẫn đến mật độ của chúng trên cây chè đạt cao vào tháng 10 hàng năm. Sau tháng 10 nhiệt độ không khí lạnh dần, búp chè sinh trưởng chậm, nguồn thức ăn giảm dẫn đến giảm mật độ rầy xanh trên cây chè. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vi Thị Hằng (2009) [15].
So sánh giữa công thức thí nghiệm có trồng xen cây mạch môn và không trồng xen cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa về mật độ rầy xanh ở tất cả các tháng trong năm.
Để tìm hiểu liệu cây mạch môn có phải là thức ăn của rầy xanh hay không, chúng tôi đã tiến hành quan sát trên tán cây mạch môn ở tất cả các thời điểm trong năm. Kết quả quan sát đều cho thấy trên các lá của cây mạch môn không có các vết chích hút của rầy xanh hại chè. Do vậy, kết luận ban đầu cho thấy cây mạch môn không phải là nguồn thức ăn của rầy xanh hại chè trong hệ thống trồng xen nói trên.
Về tập tính sinh trưởng của rầy xanh là loài côn trùng không ưa ánh sáng trực xạ và ưa độ ẩm cao. Cây mạch môn là cây trồng có tán thấp hơn bề mặt tán của cây chè, như vậy không có tác dụng che bóng cho tán chè nhưng có tác dụng che bóng dưới gốc chè và làm tăng độ ẩm không khí phía dưới gốc chè nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đến độ ẩm trên tán chè.
66
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu cho thấy trồng xen cây mạch môn trong vườn chè không có tác động đến mật độ rầy xanh trên tán cây chè.
* Bọ xít muỗi
Số liệu về nghiên cứu tỷ lệ hại búp của bọ xít muỗi trên vườn chè kiến thiết cơ bản có trồng xen cây mạch môn so với đối chứng không trồng xen cây mạch môn được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4.Ảnh hƣởng của trồng xen cây mạch môn đến tỷ lệ gây hại của bọ xít muỗi trên búp chè (Phú Thọ, 2011)
Tháng
Tỷ lệ hại của bọ xít muỗi (%)
CT1 – Đối chứng (không trồng xen) CT2 (có trồng xen) CV(%) Tháng 1 0,0 0,0 - Tháng 2 5,8 a 6,0 a 21,8 Tháng 3 71 a 7,1 a 18,9 Tháng 4 6,0 a 6,1 a 18,7 Tháng 5 6,3 a 6,5 a 24,2 Tháng 6 12,8 a 13,0 a 17,6 Tháng 7 14,0 a 13,8 a 19,2 Tháng 8 20,3 a 19,8 a 15,3 Tháng 9 9,0 a 9,5 a 18,3 Tháng 10 8,1 a 8,3 a 18,5 Tháng 11 6,3 a 6,5 a 20,1 Tháng 12 5,7 a 5,8 a 20,1
Ghi chú : các chữ giống nhau thể hiện khi phân lớp không có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê
67
Hình 3.2.Diễn biến tỷ lệ hại của bọ xít muỗi trên cây chè có trồng xen với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2011)
Kết quả trên cho thấy tỷ lệ gây hại của bọ xít muỗi trên búp chè tăng dần từ tháng 6 và đạt đỉnh cao vào tháng 8 (20,3%), sau đó giảm dần, tỷ lệ hại thấp nhất trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm. Các kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây tại Viện nghiên cứu chè của Nguyễn Văn Hùng [20] là bọ xít muỗi bắt đầu phát sinh gây hại vào tháng 4-5, thời điểm tháng 7-8 bọ xít muỗi gây hại nặng nhất cho búp chè, ngay cả những tháng cuối năm (tháng 10-12) khi nhiệt độ và ẩm độ xuống thấp bọ xít muỗi vẫn còn gây hại cho vườn chè, do số lượng búp chè phát sinh ít nên bọ xít muỗi tập trung gây hại rất lớn vào các búp chè còn lại trên vườn dẫn đến nhiều vườn chè không còn búp để thu hái.
So sánh giữa hai công thức thí nghiệm cho thấy không có sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ hại của bọ xít muỗi giữa vườn chè có trồng xen cây mạch môn và vườn chè đối chứng không trồng xen mạch môn.
68
Để tìm hiểu liệu cây mạch môn có phải là ký chủ của bọ xít muỗi hay không, chúng tôi đã tiến hành quan sát trên lá cây mạch môn ở tất cả các thời điểm trong năm. Kết quả quan sát đều cho thấy lá cây mạch môn không có vết gây hại của bọ xít muỗi. Kết luận ban đầu cho thấy cây mạch môn không phải là cây ký chủ của bọ xít muỗi hại chè trong hệ thống trồng xen nói trên.
Như vậy, kết quả nghiên cứu trên cho thấy trồng xen cây mạch môn trong vườn chè không ảnh hưởng đến tỷ lệ hại búp chè của bọ xít muỗi.
* Bọ cánh tơ
Số liệu về nghiên cứu mật độ bọ cánh tơ hại trên vườn chè kiến thiết cơ bản có trồng xen cây mạch môn so với đối chứng không trồng xen được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5.Ảnh hƣởng của trồng xen cây mạch môn đến mật độ bọ cánh tơ hại chè (Phú Thọ, 2011) Tháng Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) CT1 – Đối chứng (không trồng xen) CT2 (có trồng xen) CV(%) Tháng 1 0,00 0,00 - Tháng 2 0,02a 0,02a 18,8 Tháng 3 0,06a 0,05a 24,2 Tháng 4 0,08a 0,08a 16,2 Tháng 5 1,20a 1,15a 18,5 Tháng 6 3,09a 2,51a 15,4 Tháng 7 4,53a 3,80a 14,5 Tháng 8 3,62a 3,41a 11,5 Tháng 9 1,34a 1,33a 16,9 Tháng 10 1,24a 1,19a 15,0 Tháng 11 0,88a 0,76a 21,4 Tháng 12 0,09a 0,07a 21,8
Ghi chú : các chữ giống nhau thể hiện khi phân lớp không có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê
69
Theo các kết quả nghiên cứu trước đây tại Phú Hộ và các vùng chè khác cho thấy: bọ cánh tơ (Physothips setiventris Bagn) là loài sâu hại phổ biến trên cây chè, gây hại chủ yếu trên búp non. Bọ cánh tơ phát sinh và gây hại quanh năm trên nương chè, song mật độ thay đổi theo các tháng trong năm. Ở các tháng đầu năm từ tháng 2 đến tháng 4 mật độ bọ cánh tơ tăng dần, từ tháng 5 mật độ bọ cánh tơ tăng nhanh đạt cao nhất vào tháng 7, sau đó giảm dần.
Hình 3.3.Diễn biến mật độ bọ cánh tơ trên cây chè có trồng xen với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2011)
Từ số liệu thu được trên cho thấy mật độ bọ cánh tơ trên vườn chè trồng tại Phú Hộ, Phú Thọ nhìn chung ở mức thấp. Diễn biến theo thời gian, mật độ bọ cánh tơ tăng dần từ tháng 5 và đạt đỉnh cao nhất vào tháng 7 với mật độ trên vườn chè không trồng xen mạch môn đạt 4,53 con/búp, trên vườn chè có trồng xen mạch môn mật độ bọ cánh tơ 3,80 con/búp. Mật độ bọ cánh tơ trong
70
vườn chè điều tra đạt thấp nhất vào tháng 1, do vườn chè đã đốn cành, không có búp trên cây chè, kết hợp với nhiệt độ thấp nên trên vườn chè không có bọ cánh tơ gây hại. Tương tự như rầy xanh, bọ cánh tơ chuyển sang cư trú qua đông tại các cây ký chủ phụ xung quanh vườn chè. Từ tháng 2, khi trên cây chè phát sinh búp mới bọ cánh tơ lai trở lại gây hại búp.
Các kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ma Thị Thuý Vân tại Thái Nguyên (2010) [55] và Nguyễn Văn Thiệp [39].
So sánh mật độ bọ cánh tơ trên cây chè ở công thức có trồng xen và không trồng xen cây mạch môn cho thấy không có sai khác có ý nghĩa thống kê về mật độ bọ cánh tơ giữa các công thức.
Để tìm hiểu cây mạch môn có phải là thức ăn của bọ cánh tơ hay không, chúng tôi tiến hành quan sát trên tán cây mạch môn ở tất cả các thời điểm trong năm. Kết quả quan sát đều cho thấy lá cây mạch môn không có vết gây hại của bọ cánh tơ. Kết luận ban đầu cho thấy cây mạch môn không phải là cây ký chủ của bọ cánh tơ hại chè trong hệ thống trồng xen nói trên.
* Nhện đỏ
Nhện đỏ là loài không ưa điều kiện che bóng và độ ẩm không khí cao. Việc trồng xen cây mạch môn trong vườn chè, tuy rằng tán cây thấp song do cây mạch môn có bộ tán lá dày và thường có độ cao bằng 2/3 chiều cao tán cây chè kiến thiết cơ bản nên cây mạch môn thường che bóng cho các lá chè già ở phía dưới của tán, là nguồn thức ăn chủ yếu của nhện đỏ.
Số liệu nghiên cứu về mật độ nhện đỏ trên cây chè kiến thiết cơ bản có trồng xen cây mạch môn so với cây chè không trồng xen mạch môn được trình bày ở bảng 3.6.
71
Bảng 3.6.Ảnh hƣởng của trồng xen cây mạch môn đến mật độ nhện đỏ trên vƣờn chè kiến thiết cơ bản (Phú Thọ, 2011)
Tháng Mật độ nhện đỏ (con/lá) CT1 – Đối chứng (không trồng xen) CT2 (có trồng xen) CV(%) Tháng 1 0,08 a 0,06 a 11,4 Tháng 2 1,12 a 1,09 a 22,6 Tháng 3 2,32 a 2,15 a 17,9 Tháng 4 4,93 a 4,13 a 10,2 Tháng 5 5,88 a 4,69 a 14,7 Tháng 6 3,95 a 3,36 a 13,0 Tháng 7 1,56 a 1,48 a 12,1 Tháng 8 2,13 a 1,80 a 19,1 Tháng 9 3,45 a 2,98 a 13,7 Tháng 10 4,17 a 3,25 a 14,6 Tháng 11 3,08 a 2,96 a 13,1 Tháng 12 0,54 a 0,32 a 27,1
Ghi chú : các chữ giống nhau thể hiện khi phân lớp không có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê
Hình 3.4. Diễn biến mật độ nhện đỏ trên cây chè có trồng xen với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2011)
72
Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ nhện đỏ trên cây chè ở cả hai công thức thí nghiệm tăng dần từ đầu năm và đạt đỉnh cao nhất vào tháng 5 với mật độ ở vườn chè không trồng xen mạch môn đạt 5,88 con/lá và ở trên vườn chè có trồng xen cây mạch môn là gần 4,69 con/lá, sau đó giảm dần từ tháng 6 đến tháng 7 và có sự tăng nhẹ trở lại từ tháng 9 đến tháng 11. Mật độ nhện đỏ thấp nhất trong năm là từ tháng 12 đến tháng 1. Nguyên nhân tương tự như đối với rầy xanh là lúc này do nhiệt độ không khí xuống thấp đã ảnh hưởng đến rõ rệt đến khả năng sinh sản của nhện đỏ. Các kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Hùng (2001) [20], [21]. Nhện đỏ gây hại trên lá bánh tẻ và lá già nên ngay cả trong mùa đông (tháng 12 đến tháng 2) khi đốn hết cành lá trên cây chè vẫn còn tồn tại các ổ nhện rải rác trên nương chè, mật độ bình quân <1con/lá, tỷ lệ bị hại dưới 10%. Cuối tháng 2 đầu tháng 3 nhiệt độ không khí tăng, trời âm u, mưa phùn nhẹ, cây chè phát sinh các lá mới, nên từ đầu tháng 3 mật độ nhện đỏ trên cây bắt đầu tăng. Cao điểm nhện phát sinh gây hại trong năm tại Phú Thọ là ở các tháng 4 đến tháng 6, cao nhất trong tháng 5. Từ tháng 7 đến tháng 8, do nhiệt độ tăng cao, có lượng mưa rào lớn làm trôi nhện và trứng trên lá nên mật độ nhện trên lá giảm. Sang tháng 9 đến tháng 11, do điều kiện khô hơn, nhiệt độ hạ thấp dần, nhện đỏ lại phát sinh gây hại, đây là cao điểm gây hại thứ hai của nhện đỏ trong năm. Kết quả điều tra này phù hợp với những nghiên cứu của Lê Thị Nhung (2001) [32].
Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy không có sự sai khác thống kê về mật độ nhện đỏ giữa công thức không trồng xen mạch môn và công thức có trồng xen mạch môn trong vườn chè ở các tháng trong năm. Do vậy, bước đầu kết luận trồng xen cây mạch môn trong vườn chè không ảnh hưởng đến mức độ gây hại của nhện đỏ hại chè trong hệ thống trồng xen.
73
Để tìm hiểu liệu cây mạch môn có phải là thức ăn của nhện đỏ hay không, chúng tôi đã tiến hành quan sát trên tán cây mạch môn ở tất cả các thời điểm trong năm. Kết quả quan sát đều cho thấy cây mạch môn không bị nhện đỏ gây hại. Do vậy, kết luận ban đầu cho thấy cây mạch môn không phải là nguồn thức ăn của nhện đỏ hại chè trong hệ thống trồng xen.
* Bệnh đốm nâu
Bệnh đốm nâu Collectotrichum camelliae Masse chủ yếu hại lá chè già, lá bánh tẻ, cành và quả chè, vết bệnh bắt đầu từ mép lá màu nâu, không có hình dạng nhất định hoặc hình bán nguyệt, trên vết bệnh có hình tròn đồng tâm, ở giữa có màu xám tro đen. Khi bị hại nặng làm lá chè khô và rụng sớm, giảm chỉ số diện tích lá (LAI), ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất búp chè.
Bảng 3.7.Ảnh hƣởng của trồng xen cây mạch môn đến bệnh đốm nâu trên cây chè (Phú Thọ, 2011)
Tháng Bệnh đốm nâu (% lá bị hại) Vƣờn không trồng xen cây mạch môn (ĐC) Vƣờn có trồng xen cây mạch môn (TX) CV(%) Tháng 1 0,4 a 0,7 a 30,6 Tháng 2 2,4 a 2,7 a 17,1 Tháng 3 3,2 a 3,9 a 23,1 Tháng 4 5,7 a 6,8 a 19,3 Tháng 5 6,4 a 8,7 a 18,9