CT1 (Đối chứng)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 100)

I SÂU HẠ BƯỞ

CT1 (Đối chứng)

được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của trồng xen cây mạch môn đến tỷ lệ gây hại của sâu vẽ bùa đến cây bƣởi non (Phú Thọ, 2012)

Tháng

Tỷ lệ hại của sâu vẽ bùa (% lá bị hại)

CT1 (Đối chứng) (Đối chứng) CT2 (Trồng xen) CV(%) Tháng 1 5,3 a 5,8 a 12,4 Tháng 2 7,3 a 6,5a 14,8 Tháng 3 17,2 a 18,4 a 18,5 Tháng 4 29,9 a 28,1 a 13,2 Tháng 5 18,3 a 17,4 a 15,0 Tháng 6 16,8 a 17,9 a 18,4 Tháng 7 17,3 a 18,9 a 17,0 Tháng 8 29,2 a 30,9 a 12,1 Tháng 9 37,5 a 36,4 a 11,3 Tháng 10 18,1 a 19,1 a 17,3 Tháng 11 16,5 a 13,5 a 16,5 Tháng 12 5,8 a 5,8 a 15,5

Ghi chú : các chữ giống nhau thể hiện khi phân lớp không có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê.

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ lá bưởi bị sâu vẽ bùa gây hại tăng nhanh từ tháng 3 - 10 và với cao điểm từ tháng 4 và tháng 8-9, tỷ lệ lá bị hại lên tới gần 38% vào tháng 9/2011. Các tháng này là các tháng trên cây bưởi phát sinh hai đợt lộc xuân và lộc thu, nên có số lá non trên cây cao nhất. Các tháng có tỷ lệ gây hại của sâu vẽ bùa thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2, đây là thời điểm mùa đông, trên cây bưởi ít ra các lá non. Kết quả điều tra này phù

84

hợp với kết quả điều tra trên cây bưởi tại Phú Thọ của Chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ [64].

Hình 3.9.Diễn biến tỷ lệ hại của sâu vẽ bùa trên cây chè có trồng xen với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2012)

Kết quả xử lý số liệu cho thấy mức độ gây hại của sâu vẽ bùa không có sự sai khác có ý nghĩa khi xử lý thống kê giữa vườn bưởi có trồng xen cây mạch môn và vườn bưởi đối chứng không trồng xen cây mạch môn. Do vậy, việc trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi đã không làm ảnh hưởng đến mức độ gây hại của sâu vẽ bùa trên cây bưởi.

Kết quả quan sát thực địa cho thấy cây mạch môn không phải là nguồn thức ăn hay nơi trú ẩn cho sâu vẽ bùa. Do lá cây bưởi non ở trên cao so với tán cây mạch môn nên việc trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi không gây ảnh hưởng đến điều kiện chiếu sáng và độ ẩm của tán lá cây bưởi.

Tóm lại, trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi không ảnh hưởng đến sự phát sinh và gây hại của sâu vẽ bùa đối với cây bưởi non.

85

Bệnh loét thường gây hại trên lá, trái, cành cây. Bệnh lây lan và gây hại nặng trong mùa mưa do độ ẩm không khí cao, hoặc do mưa và tưới cây làm phát tán nguồn bệnh sang các lá khác, các vườn trồng dày thiếu chăm sóc hoặc bón nhiều phân đạm, nhất là vườn cây con bị bệnh nặng. Dễ thấy nhất là trên lá và quả non, vết bệnh lúc đầu nhỏ sũng nước màu nâu, sau đó lớn dần chuyển nâu đậm xung quanh có quầng vàng rõ, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa có vết lõm xuống, nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn và bất dạng. Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, quả bưởi sượng không phát triển hoặc rụng.

Số liệu về nghiên cứu tỷ lệ lá bị bệnh loét hại trong vườn bưởi có trồng xen cây mạch môn so với đối chứng không trồng xen cây mạch môn được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11.Ảnh hƣởng của trồng xen cây mạch môn đến bệnh loét trên cây bƣởi (Phú Thọ, 2012)

Tháng Tỷ lệ lá bị hại (%) Vƣờn không trồng xen cây mạch môn (ĐC) Vƣờn có trồng xen cây mạch môn (TX) CV(%) 1 0 0 - 2 0 0 - 3 0,3 a 0,4 a 21,7 4 1,3 a 1,2 a 14,4 5 3,2 a 3,5 a 25,2 6 10,5 a 10,8 a 21,0 7 21,6 a 22,1 a 13,0 8 26,7 a 27,4 a 12,5 9 25,5 a 26,7 a 13,5 10 18,7 a 17,5 a 17,1 11 10,8 a 11,9 a 17,0 12 9,7 a 8,3 a 20,0

Ghi chú : các chữ giống nhau thể hiện khi phân lớp không có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê.

86

Hình 3.10.Diễn biến tỷ lệ hại của bệnh loét trên cây chè có trồng xen với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2012)

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ bệnh loét tăng nhanh từ tháng 6 đến tháng 11 với cao điểm từ tháng 7-9, tỷ lệ lá bị hại lên tới gần 30%. Thời gian này vào mùa hè, thời tiết nóng và mưa nhiều, tạo môi trường nóng ẩm cao phù hợp cho sự phát triển của bệnh loét. Trong các tháng 12, 1,2,3 có tỷ lệ bệnh gây hại thấp nhất. Kết quả điều tra này phù hợp với nghiên cứu về bệnh loét trên bưởi tại Phú Thọ của chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ trên giống bưởi Đoan Hùng, trồng tại Phú Thọ [65].

So sánh kết quả điều tra giữa vườn có trồng xen mạch môn và vườn bưởi trồng thuần không thấy có sự sai khác khi xử lý thống kê về tỷ lệ lá bị bệnh. Kết quả quan sát cho thấy việc trồng xen cây mạch môn giúp cho vườn bưởi sạch sẽ hơn, tán của cây mạch môn ở dưới thấp so với lá bưởi nên không có

87

tác động đáng kể đến các điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ là các tác nhân gây ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của bệnh loét trên lá bưởi.

Tóm lại, trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi không có tác động đến tỷ lệ bệnh loét hại cây bưởi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)