Nghiên cứu cỏ dại và một số biện pháp quản lý cỏ dại trong hệ thống trồng xen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 68)

- Một số kết quả nghiên cứu về xạ khuẩn đối kháng

2.3.4. Nghiên cứu cỏ dại và một số biện pháp quản lý cỏ dại trong hệ thống trồng xen

trồng xen

2.3.4.1. Nghiên cứu thành phần và mức độ phổ biến của cỏ dại

Quan sát bằng mắt thường và thu thập tất cả các loại cỏ dại khác nhau trong hệ thống trồng xen, cho vào túi nilon đem về phân loại thông qua so sánh hình ảnh các loài cỏ dại trong tài liệu phân loại. Đánh giá mức độ phổ biến của các loài cỏ dại thông qua quan sát bằng mắt thường.

Mỗi vườn điểu tra chọn 5 điểm chéo góc, dùng khung gỗ với kích thước 100 x 100 cm, tiến hành nhổ toàn bộ cỏ trong khung, làm sạch đất đem về phòng thí nghiệm để phân loại và cân toàn bộ khối lượng cỏ trong khung (điều tra tiến hành 2 tháng/1 lần). Loại cỏ có mặt dưới 20% số mẫu được đánh giá mức độ ít phổ biến là (+) , loại cỏ có mặt từ 20-50% số mẫu được đánh giá mức độ phổ biến là (++) , loại cỏ có mặt trên 50% số mẫu được đánh giá mức độ rất phổ biến là (+++)

2.3.4.2. Đánh giá mức độ gây hại của cỏ dại:

Mức độ gây hại của cỏ dại được đánh giá bằng khối lượng của cỏ dại trong các công thức thí nghiệm (khối lượng cỏ dại càng cao thì mức độ gây hại càng lớn do cỏ dại nhiều sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, nước, ánh sáng với cây trồng chính, tạo môi trường trú ngụ cho các loài sâu bệnh có thể gây hại cho cây trồng chính. Do vậy, khi cỏ dại mọc nhiều trong vườn chè hoặc vườn bưởi, người dân thường phải bỏ công sức làm cỏ hoặc phun thuốc diệt cỏ, gây tốn kém chi phí sản xuất).

Mỗi vườn điểu tra chọn 5 điểm chéo góc, dùng khung gỗ với kích thước 100 x 100 cm, tiến hành nhổ toàn bộ cỏ trong khung, làm sạch đất đem về phòng thí nghiệm để phân loại và cân toàn bộ khối lượng cỏ trong khung.

Đánh giá khối lượng cỏ trong các ô thí thí nghiệm, nhổ toàn bộ cỏ trong ô thí nghiệm, rửa sạch đất, cân toàn bộ khối lượng/ô thí nghiệm, 2 tháng 1 lần.

53

Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi khối lượng cỏ dại trên vườn chè kiến thiết cơ bản và vườn bưởi có trồng xen mạch môn trong thời gian từ sau trồng 6 tháng đến 3 năm.

2.3.4.3. Nghiên cứu tác dụng ức chế cỏ dại của bột rễ cây mạch môn

Để nghiên cứu ảnh hưởng của rễ cây mạch môn đến cỏ dại trên đất, thí nghiệm được bố trí gồm 2 công thức bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 50 m2, không kể dải bảo vệ, trên đất trồng màu. Khoảng cách cách li giữa các ô thí nghiệm là 1m [29].

Rễ cây mạch môn khô được nghiền thành bột, hòa vào nước với nồng độ 50g/ lít nước, tưới lên mặt đất của các ô thí nghiệm với liều lượng 50g/m2

. Theo dõi thành phần và khối lượng của các loài cỏ dại sau thời gian 60 ngày.

2.3.4.4. Nghiên cứu tác dụng ức chế cỏ dại của tán cây mạch môn

Để nghiên cứu ảnh hưởng của tán cây mạch môn đến sinh trưởng của cỏ dại dưới tán cây bưởi non, thí nghiệm được bố trí gồm 2 công thức bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 50 m2, không kể dải bảo vệ. Khoảng cách cách li giữa các ô thí nghiệm là 1m (Viện Bảo vệ thực vật, 1999) [60].

Tiến hành đo mức độ che phủ của tán cây mạch môn trên mặt đất và phân tích tương quan với khối lượng cỏ dại trong vườn bưởi có trồng xen cây mạch môn. Tính độ che phủ mặt đất của các công thức thí nghiệm bằng ô lưới 1m x 1m, mỗi ô lưới chia ra 100 ô nhỏ, các ô nhỏ bị che một phần được tính 50% độ che phủ (dựa theo phương pháp tính độ tàn che sử dụng trong ngành lâm nghiệp). Xử lý số liệu thống kê nhằm đánh giá khả năng ức chế cỏ dại của cây mạch môn thông qua che bóng [24].

2.3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng xen cây mạch môn đến khối lượng cỏ dại

54

Thí nghiệm được bố trí gồm 7 công thức bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 50 m2, không kể dải bảo vệ. Khoảng cách cách li giữa các ô thí nghiệm là 1m.

Thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại

- CT1: Khoảng cách 30x20cm, 16,7 bụi/m2,trồng 1nhánh, 16,7 nhánh/m2 - CT2: Khoảng cách 40x20cm, 12,5 bụi/m2, trồng 1 nhánh, 12,5 nhánh/m2 - CT3: Khoảng cách 50x20cm, 10 bụi/m2, trồng 1 nhánh, 10 nhánh/m2 - CT4: Khoảng cách 40x20cm, 12,5 bụi/m2, trồng 2 nhánh, 25 nhánh/m2 - CT5: Khoảng cách 40x 20cm, 12,5 bụi/m2, trồng 3 nhánh, 37,5 nhánh/m2 - CT6: Khoảng cách 50x 20cm, 10 bụi/m2, trồng 2 nhánh, 20 nhánh/m2 - CT7: Khoảng cách 50x 20cm, 10 bụi/m2, trồng 3 nhánh, 30 nhánh/m2

Phân bón: Phân chuồng 10 tấn + 40kgN + 60kgP2O5 + 30kgK2O/ ha, chia 2 lần bón vào tháng 2 và tháng 7 hàng năm.

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trên nền đất như sau : Cây mạch môn được trồng xen trong vườn bưởi trồng mới (1-3 tuổi), đất xám feralit bạc màu tại Phú Thọ [24].

2.3.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng xen cây mạch môn đến khối lượng cỏ dại

Thí nghiệm gồm 12 công thức, 3 lần nhắc lại:

Công thức Thời vụ trồng Ghi chú

CT 1 15/1/2010 Vụ Đông CT 2 15/2/2010 Vụ Xuân CT 3 15/3/2010 Vụ Xuân CT 4 15/4/2010 Vụ Xuân CT 5 15/5/2010 Vụ Hè CT 6 15/6/2010 Vụ Hè CT 7 15/7/2010 Vụ Hè CT 8 15/8/2010 Vụ Thu

55CT 9 15/9/2010 Vụ Thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)