Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây mạch môn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 73)

- Một số kết quả nghiên cứu về xạ khuẩn đối kháng

3.1.1.Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây mạch môn:

Kết quả điều tra tại các vườn chè có trồng xen cây mạch môn của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cho thấy cây mạch môn sinh trưởng khỏe, rất ít sâu bệnh gây hại, một số sâu bệnh hại cây mạch môn đã được thu thập và giám định như trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây mạch môn trồng xen trong vƣờn chè tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (2010 - 2011)

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận bị

hại Mức độ phổ biến I SÂU HẠI 1 Rệp phảy Pseudaulacaspis cockerelli Cooley Lá già, bánh tẻ +

2 Sên nhỏ ăn lá Achatina fulica Lá non +

3 Châu chấu Caelifera sp. Lá bánh tẻ,

non

+

II BỆNH HẠI

1 Thối nõn Pythium sp. Nõn, thân ++

2 Bệnh lùn cây Chưa giám định được tác

nhân gây bệnh Thân, lá +

3 Cháy lá Macrophoma sp. Lá +

4 Khô đầu lá Chưa giám định được tác

nhân gây bệnh Lá +

* Ghi chú: ++ phổ biến + ít phổ biến

58

Đặc điểm gây hại của các loại sâu bệnh phát hiện trên cây mạch môn tại Phú Thọ được mô tả như sau:

Rệp phảy: thường gây hại ở phần gốc cuống lá, bẹ lá bánh tẻ, lá già. Chúng hút dinh dưỡng của lá làm cho lá vàng và chết khô, với cây mới trồng chúng có thể làm chết cả bụi cây. Trong mùa hè rệp phảy sống có thể được quan sát thấy cả ở trên bề mặt lá, tuy nhiên chúng tập trung nhiều và được tìm thấy ở trong bẹ lá, mặt sau lá. Trứng được đẻ liên tục, đặc biệt nhiều trong các tháng 3 - 4 và tháng 7 - 8.

Sên nhỏ ăn lá: là loại sên nhỏ ăn các lá non, chúng thường ăn từ mép lá, đầu lá vào gân chính, làm hại phiến lá. Ngoài ra trong vườn mạch môn còn phát hiện một vài loài ốc sên lớn, song các loài này không gây hại cho cây mạch môn.

Châu chấu: là loại côn trùng ăn lá, chúng gây hại ở lá non và lá bánh tẻ, thường ăn ở phần giữa của phiến lá, làm khuyết lá, đứt phiến lá song mức độ gây hại thấp. Ở Việt Nam loài châu chấu này gây hại nặng trên các loại cây trồng họ hòa thảo như lúa, ngô v.v., tuy nhiên trên cây mạch môn chúng tôi chỉ quan sát được sự có mặt của các loài châu chấu xanh, đen, nâu trên cây mạch môn khá phổ biến, nhưng về mức độ gây hại cho lá mạch môn lại rất thấp. Lá cây mạch môn có thể không phải là thức ăn ưa thích của loài châu chấu, ngay cả khi không có các cây họ hoà thảo khác được trồng trong vùng. Đây chỉ là những phát hiện ban đầu của chúng tôi, để tìm hiểu cây mạch môn có khả năng kháng được loài này hay không cần có các nghiên cứu sâu hơn.

Kết quả phân tích giám định sơ bộ ban đầu các mẫu bệnh thu thập trên cây mạch môn tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã xác định được 4 loại bệnh là bệnh thối nõn, lùn cây, cháy lá và khô đầu lá, trong đó bệnh thối nõn cây mạch môn gây hại nặng nhất, nếu bệnh không được kiểm soát ngay khi trồng có thể sẽ phát triển mạnh, gây thiệt hại năng suất, khó phòng trừ. Các bệnh

59

cháy lá, bệnh lùn cây và bệnh khô đầu lá không phổ biến và hầu như không gây ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch củ và rễ mạch môn.

Đánh giá ban đầu về nguyên nhân gây bệnh cho thấy:

Bệnh cháy lá: là do nấm Macrophoma sp. gây ra. Bệnh xuất hiện chủ yếu trọng vụ xuân khi độ ẩm cao. Bệnh làm cho phiến lá bị cháy ở phần giữa phiến lá sau đó lan dần đến đầu lá và cuống lá. Bệnh xuất hiện thành từng đám lớn trên mặt tán lá của cây mạch môn.

Bệnh khô đầu lá: thường xuất hiện trong mùa khô và ở những nơi cây mạch môn không được che nắng. Triệu chứng bệnh xuất hiện chủ yếu trên các lá già, đầu lá của cây khô dần từ ngoài vào trong có thể khô đến 2/3, xuất hiện thành các đám lớn, đặc biệt ở những nơi có cường độ chiếu sáng mạnh. Kết quả giám định ban đầu chúng tôi không phát hiện được các loại nấm gây bệnh, nên nhận định ban đầu có thể đây là bệnh sinh lý do tác động của độ ẩm không khí thấp và cường độ chiếu sáng mạnh gây nên.

Bệnh lùn cây: xuất hiện rải rác ở một số bụi mạch môn trong cả năm, bệnh ít lây lan sang các cây bên cạnh. Bệnh làm cho các lá của cây mạch môn nhỏ và ngắn, lá có màu vàng, cuống lá giòn và cong queo, số nhánh phát sinh nhiều song nhánh nhỏ, số củ ít và rễ có màu đen. Sau một thời gian bị bệnh cây mạch môn sẽ bị chết lụi. Chúng tôi đã tiến hành giám định mẫu bệnh và chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh phát sinh rải rác ở quy mô rất nhỏ, hầu như không ảnh hưởng đến năng suất vườn cây.

Bệnh thối nõn: còn được người dân địa phương gọi là bệnh thối nhũn cây mạch môn. Qua quá trình nghiên cứu triệu chứng bệnh, chúng tôi nhận thấy bệnh bắt đầu từ bẹ lá non, nơi tiếp giáp giữa phiến lá và thân giả, sau đó gây thối nõn cây. Biểu hiện thối nõn cây mạch môn là triệu chứng dễ quan sát

60

nhất khi cây bị nhiễm bệnh, do vậy, chúng tôi đề xuất tên gọi là bệnh thối nõn cây mạch môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu thành phần sinh vật hại trên cây mạch môn của Jey Deputy (1998) [126], Sherrie Smith và Rick Cartwright (2009) [159], Micap (1988) [141].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 73)