I SÂU HẠ BƯỞ
3.4.6. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác tổng hợp trong hệ thống trồng xen cây mạch môn nhằm quản lý cỏ dạ
xen cây mạch môn nhằm quản lý cỏ dại
Kết quả quan sát về hiệu quả quản lý cỏ dại của trồng xen cây mạch môn trong vườn chè và vườn bưởi cho thấy ý nghĩa phòng trừ cỏ dại của cây mạch môn trong vườn bưởi lớn hơn nhiều so với vườn chè do khoảng cách giữa hai hàng chè nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách giữa hai hàng bưởi. Hơn nữa, việc trồng xen cây mạch môn trong vườn chè để quản lý cỏ dại chỉ có ý nghĩa trong thời gian cây chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Khi cây chè đã bắt đầu khép tán, khả năng phát triển của cỏ dại dưới tán chè đã bị hạn chế rất nhiều do bị ảnh hưởng che bóng của tán chè. Tuy nhiên, đối với vườn bưởi nói riêng và các vườn cây ăn quả khác nói chung, khả năng quản lý cỏ dại và ý nghĩa cảnh quan của trồng xen cây mạch môn có ý nghĩa lâu dài trong suốt thời gian canh tác. Do vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi nhằm quản lý cỏ dại có ý nghĩa lớn trong sản xuất cây ăn quả. Xuất phát từ đánh giá trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi nhằm quản lý cỏ dại và giúp nâng cao thu nhập cho nông dân.
Từ trước đến nay, việc trồng cây mạch môn của người dân tại Phú Thọ chủ yếu là tự phát, dựa vào kinh nghiệm, chưa có một quy trình kỹ thuật cụ thể nào. Kết quả điều tra cho thấy người dân có thói quen trồng cây mạch môn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, không theo một mật độ thống nhất,
120
đa số không bón phân, không tưới nước [55]. Để xây dựng quy trình canh tác cây mạch môn cho nông dân tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Đình Vinh (2012) [56], [58] đã tiến hành nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất của cây mạch môn theo các điều kiện về thời vụ, mật độ trồng, bón phân và tưới nước khác nhau. Để có thể đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả quản lý cỏ dại của kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả nhằm đưa ra khuyến cáo đầy đủ cho nông dân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng quản lý cỏ dại của cây mạch môn khi trồng xen trong vườn bưởi tại các điều kiện khác nhau về khoảng cách, mật độ và thời vụ.
3.4.6.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng xen cây mạch môn đến khối lượng cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi
Mô ̣t trong các mu ̣c tiêu mong muốn khi trồng xen cây ma ̣ch môn trong vườn cây ăn quả lâu năm là ha ̣n chế được sự phát sinh gây hại của cỏ da ̣i . Để đánh giá khả năng này chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và tính khối lượng cỏ trung bình cho các công thức thí nghiệm sau khi trồng 3, 9, 15 và 21 tháng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.32.
Kết quả cho thấy : Khối lượng cỏ trong các công thức thí nghiệm thay đổi theo mùa trong năm. Trong vu ̣ xuân và vu ̣ hè khối lượng cỏ lớn hơn trong vụ đông. Khối lượng cỏ của các công thức thí nghiệm trong 6 tháng đầu sau khi trồng cây ma ̣ch môn không có sự sai khác lớn . Ở giai đoạn sau khi cây mạch môn bắt đầu phát triển tán, các công thức trồng dày hay trồng với số nhánh nhiều có khối lượng cỏ thấp hơn so với các công thức trồng thưa, có số nhánh trồng ít. Trong vụ đông khối lượng cỏ của các công thức thí nghiê ̣m giảm xuống rõ rệt (0,52 -1,27 kg/ m2
). Tuy nhiên trong vụ xuân năm sau khối lượng cỏ la ̣i tăng lên. Trong các công thức thí nghiê ̣m, những công thức trồng dày, số nhánh trồng ban đầu lớn , cây sinh trưởng nhanh dẫn đến ha ̣n chế sinh
121
trưởng của cỏ rất rõ rê ̣t . Sau trồng 9 và 15 tháng, công thức 5 có khối lượng cỏ thấp nhất. Sau trồng 21 tháng khối lượng cỏ trong các ô thí nghiệm còn rất thấp (0,04 - 0,11kg/ m2
). Trung bình khối lượng cỏ cả 4 lần theo dõi của các công thức trồng dày và số nhánh nhiều (CT5) đều thấp hơn so với các công thức trồng thưa số nhánh ít (CT3 và CT6).
Bảng 3.32: Khối lƣợng cỏ trong các công thức thí nghiệm về khoảng cách, mật độ trồng xen (Phú Thọ, 2010 - 2011) Đơn vị tính: kg/m2 Công thức Sau 3 tháng 6/2010 Sau 9 tháng 12/2010 Sau 15 tháng 06/2011 Sau 21 tháng 12/2011 CT1 2,57 a 0,85b 1,23b 0,07b CT2 2,79 ab 0,94b 1,20b 0,07b CT3 2,60 a 1,27c 1,25b 0,09bc CT4 2,66 a 0,81b 1,15b 0,07b
CT5 2,58 a 0,52a 0,85a 0,05a
CT6 3,45 b 0,83b 1,14b 0,11c
CT7 2,65 a 0,79b 1,10b 0,06ab
CV(%) 14,3 10,2 10,6 16,1
Ghi chú: các chữ khác nhau thể hiện khi phân lớp có sự sai khác giữa các công thức khi xử lý thống kê
Như vậy, công thức CT5 trồng xen mạch môn trong vườn bưởi với mật độ khoảng cách 40 x 20 cm, 12,5 bụi/ m2, trồng 3 nhánh/bụi với mật độ 37,5 nhánh/ m2 cho năng suất và hiệu quả phòng trừ cỏ dại cao nhất. Ở mật độ này, lượng giống được sử dụng nhiều nhất (37,5 nhánh/ m2
) nhưng công trồng ở mức trung bình (12,5 bụi/ m2
). Đây cũng là mật độ trồng xen cho năng suất củ và năng suất rễ cao nhất phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đình Vinh, 2012 [58].
122
3.4.6.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng xen cây mạch môn đến khối lượng cỏ dại trong hệ thống trồng xen
Kết quả điều tra tại các tỉnh Phú Thọ và Yên Bái cho thấy cây: mạch môn có thể được người dân trồng quanh năm. Thời vụ trồng phụ thuộc rất lớn vào thời điểm người thu mua củ. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng với kỹ thuật tách nhánh thông thường, cây mạch môn có thể trồng thuận lợi nhất vào vụ xuân hàng năm từ tháng 1 đến tháng 3 [55]. Để đánh giá chính xác ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng quản lý cỏ dại của cây mạch môn, chúng tôi đã tiến hành bố trí một thí nghiệm thời vụ trồng cây mạch môn tại huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Cây mạch môn được trồng bằng nhánh, mỗi bụi 1 nhánh. Thời vụ trồng được bố trí vào ngày 15 hàng tháng. Các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn theo kinh nghiệm của người dân tại địa phương, không tưới nước, không bón phân. Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.33.
Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến khối lƣợng cỏ trong các vƣờn bƣởi có trồng xen mạch môn (Phú Thọ, 2011-2012)
Đơn vị tính: kg/m2
Thời vụ trồng Khối lƣợng cỏ sau trồng 12 tháng Trồng xen mạch môn Đối chứng không trồng xen Tỷ lệ cỏ dại giảm so với đối chứng Trồng 15/1/2010 1,17 4,20 72% Trồng 15/2/2010 1,47 4,20 65% Trồng 15/3/2010 1,83 5,35 66% Trồng 15/4/2010 2,20 4,12 47% Trồng 15/5/2010 2,75 4,12 33% Trồng 15/6/2010 2,50 5,60 55% Trồng 15/7/2010 1,53 3,97 61% Trồng 15/8/2010 2,33 3,92 41% Trồng 15/9/2010 2,71 4,97 45% Trồng 15/10/2010 2,87 4,57 37% Trồng 15/11/2010 2,90 4,53 36% Trồng 15/12/2010 0,50 2,26 78%
123
Khối lượng cỏ trong các công thức thí nghiệm thay đổi lớn phụ thuộc vào các tháng trong năm tại địa điểm nghiên cứu. Trong các công thức thí nghiệm, trồng cây mạch môn vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 sẽ có khối lượng cỏ lớn, các tháng trồng cây vào mùa xuân khi gặp điều kiện mưa vào tháng 7 và tháng 8, cây đã có tán lá sẽ hạn chế được sinh trưởng của cỏ , thể hiện ở khối lượng cỏ thấp hơn đáng kể so với đối chứng (không trồng xen cây mạch môn). Tuổi cây mạch môn càng cao khả năng hạn chế cỏ dại càng tốt. Khối lượng cỏ của các công thức trồng sớm vào vụ xuân năm 2010, khi theo dõi vào vụ xuân năm 2011 đã giảm đi rất lớn so với đối chứng để cỏ mọc tự nhiên. Như vậy khi trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi vào vụ xuân đã có tác dụng hạn chế tốt nhất sự sinh trưởng của cỏ dại.
Quan sát vườn cây mạch môn cho thấy ở các thời vụ trồng sớm vào tháng 12 đến tháng 3, cây mạch môn có các chỉ tiêu sinh trưởng về thân lá tốt hơn các thời vụ trồng muộn thể hiện ở số nhánh/bụi, chiều cao và chiều rộng của tán và kích thước lá lớn . Các thời vụ trồng muộn, khả năng đẻ nhánh của cây trong năm bị hạn chế dẫn đến chiều cao cây thấp và chiều rộng tán hẹp. Tuy nhiên do thời vụ trồng khác nhau nên trong cùng một tuổi sinh trưởng của cây (theo tháng sau trồng) có thể diễn ra trong các điều kiện khí hậu khác nhau nên các quy luật sinh trưởng sẽ bị chi phối lớn. Các cây trồng vào vụ xuân, sau khi bén rễ có thể đẻ nhánh làm tăng số lá ngay, nhưng với các cây trồng trong vụ thu đông, sau khi ra rễ, cây chưa có thể ra nhánh ngay dẫn đến số nhánh, số lá, chiều cao cây, độ rộng tán thấp hơn các thời vụ trồng cây trong vụ xuân.
Với số liệu thu được bước đầu cho thấy thời vụ trồng cây mạch môn vào tháng 12 đến tháng 3 cho các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá tốt hơn các thời vụ khác, hạn chế được sinh trưởng của cỏ dại trong vụ xuân và vụ hè thu rõ rệt. Các thời vụ trồng cây mạch môn vào mùa hè (tháng 6 và tháng 7) có tỷ lệ
124
cây sống thấp, cây sinh trưởng yếu và khối lượng cỏ trên các công thức thí nghiệm lớn.
Từ các kết quả thí nghiệm nghiên cứu trên, chúng tôi có một số đánh giá như sau: