Transposon và các đoạn xen cài (IS)

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh Học Phân Tử (Trang 70 - 71)

Trong hệ gen tồn tại những yếu tố di chuyển tự động gọi là các transposon hay các yếu tố có khả năng cơ động và các trình tự xen cài (intertion sequences-IS). Transposon và các trình tự IS có chiều dài khoảng 1-10kb có khả năng di chuyển trong hệ gen. Chúng đ−ợc cắt xén hoặc copy từ một đoạn ADN nào đó trong hệ gen và cài vào một vị trí khác. Khi đó chúng có thể nằm trong một alen, làm gián đoạn vùng mã hoá thông tin và gây ra đột biến.

Hình 5.3: Hoạt động của transposon

Transposon đ−ợc tìm thấy ở tất cả các sinh vật. Sự di chuyển của một IS hoặc một transposon đ−ợc trợ giúp bởi enzyme transposasẹ Các transposon của prokaryote là một phức hợp của hai trình tự xen cài và một vùng mã hoá thông tin khác nối giữa hai yếu tố trên. Cả trình tự xen cài và transposon đều có đầu tận cùng cần thiết cho việc di chuyển.

Một số đột biến tự phát đ−ợc sinh ra do sự chia các trình tự xen cài hoặc các transposon, một vài locus có khoảng 50-80% đột biến gây ra bởi các transposon và các IS. Tốc độ di chuyền của transposon và IS từ vị trí này sang vị trí khác có thể thay đổi, nh−ng tốc độ chung là khá cao, từ 10-3 đến 10-4 mỗi bản copy mỗi thế hệ. Với tốc độ này, các trình tự đ−ợc chèn vào các alen có thể so sánh đ−ợc với tốc độ của các đột biến tự phát từ 10-6 đến 10-7 mỗi alen ở mỗi thế hệ. Tốc độ di chuyển trong hệ gen có thể tăng lên bằng việc đặt sinh vật vào môi tr−ờng thay đổi (vd: sốc nhiệt..)

iị các đột biến cảm ứng

Việc tìm hiểu cơ chế phân tử mà bức xạ và các chất hoá học làm phát sinh đột biến là rất quan trọng không chỉ đối với nghiên cứu di truyền mà còn đối với việc ngăn cản các tác động của chúng lên quần thể ng−ời, ví dụ việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh ung th−.

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh Học Phân Tử (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)