Có một số l−ợng rất lớn chất hoá học phản ứng với bốn loại nucleotide, làm biến đổi khả năng bắt cặp bổ sung của chúng và gây ra các đột biến đồng hoán. Hydroxylamine (NH2OH) có tác dụng nh− vậy đ−ợc sử dụng phổ biến trong công nghiệp và các phòng thí nghiệm hoá học. Chất này gây ra sự hydroxyl hoá nitơ trong NH2 của C, chuyển C thành dạng có thể liên kết hydro với T. Hydroxylamin không đòi hỏi sự tự sao ADN vào thời điểm phát sinh đột biến nh−ng nó cần ADN nhân đôi để gây ra sự bắt cặp nhầm dẫn đến đồng hoán GC thành AT. Hydroxylamine ít gặp trong cuộc sống hằng ngày ngoại trừ một số tr−ờng hợp với nồng độ cực thấp. Nếu để da tiếp xúc với hydroxylamine thì các tế bào da sẽ phát sinh đột biến và cuối cùng bị giết chết, tiếp xúc trong thời gian dài có thể dẫn đến ung th−.
Axit nitơ (HNO2) cũng là một tác nhân gây đột biến hoá học phổ biến, đ−ợc xem là một tác nhân gây đột biến mạnh, có tác dụng khử amin của A, G và C (các bazơ chứa nhóm amin). Sự khử nhóm amin làm thay đổi điện tích trong phân tử, thay đổi đặc tr−ng bắt cặp của bazơ.
Một nhóm tác nhân đột biến rất mạnh khác là các chất akyl hoá. Tất cả những chất này t−ơng tác mạnh với ADN và làm phát sinh nhiều đột biến ở nồng độ t−ơng đối thấp. Chúng đ−ợc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất plastic. Một số chất akyl khó có khả năng hình thành liên kết giữa hai mạch ADN và bẽ gãy chúng trong quá trình tự saọ Các chất akyl hoá có thể gây ra mọi kiểu biến đổi: đồng hoán, dị hoán, mất hay dịch khung đọc.
Nhóm tác nhân gây đột biến khác là acridin và những chất t−ơng tự acridin, là những hợp chất dị vòng nh− proflavin. Sự xuất hiện của những chất này gây nên đột biến dịch khung bằng việc thêm hay mất một hoặc hai cặp bazơ.
iiị sữa chữa các sai hỏng trên adN