Hiệu quả cho vay hỗ trợ lãi suất: nhìn từ đối tượng thụ hưởng cuối cùng và mục tiêu

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 32 - 35)

hưởng cuối cùng và mục tiêu

Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào lượng hoá được hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP. Kết quả điều hành vĩ mô nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng ở Việt Nam đã cho một tốc độ tăng trưởng GDP thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới (5,2%). Song, rõ ràng, kết quả này không chỉ do tác động của chính sách

HTLS mà đây là kết quả tổng hợp của các biện pháp và chính sách khác. Có thể, có những chính sách có tác động tiêu cực, có chính sách có tác động tích cực, các tác động có thể triệt tiêu hoặc khuếch đại lẫn nhau, nhưng tựu chung lại, chính sách hỗ trợ lãi suất mang đến một kết quả tăng trưởng GDP dương.

Hình 1.4: Cơ cấu GDP theo chi tiêu, 2009

Chú thích : GDP tính theo giá hiện hành Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010

Để có thể phân tích được nguồn gốc của tăng trưởng GDP ở Việt Nam năm 2009, hình 1.4 cho thấy, GDP được bóc tách thành 4 bộ phận cơ bản là chi tiêu cá nhân (C), đầu tư (I), chi tiêu của Chính phủ (G) và xuất nhập khẩu ròng (NX). Trong năm 2009, tỷ trọng chi tiêu cá nhân (C)và đầu tư (I) là nhiều nhất, từ 40%-50% GDP. Như vậy, chính sách cho vay HTLS nhằm chủ yếu vào kích thích đầu tư của doanh nghiệp, là một bộ phận trong tổng đầu tư (bao gồm cả đầu tư của doanh nghiệp, Chính phủ và dân cư). Còn chi tiêu cá nhân, hộ gia đình chiếm đến 50%- 60% GDP thì không được “kích thích”. Riêng cán cân xuất nhập khẩu ròng quí 1 năm 2009 lại dương, còn các quý khác thì âm. Điều này đã góp phần giảm bớt mức độ sụt giảm kinh tế của Việt Nam trong quí I (vẫn đạt tăng trưởng 3,1%).

Đi sâu phân tích các thành phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy sự tăng trưởng mạnh của đầu tư (I) và chi tiêu cá nhân (C) (Hình 1.5). Trong quí I, cả C và I đều tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2008. Song, sang đến quí II, khi chính sách cho vay HTLS bắt đầu triển khai thực hiện thì cả C và I đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh. Đặc biệt là I, từ tăng trưởng -14% quí I đã lên đến dương 12%, 10% và 14% lần lượt trong quí II, III và IV năm 2009.

Song, bài toán xuất nhập khẩu vẫn luôn làm đau đầu các nhà điều hành chính sách khi phải giải quyết nhiều mục tiêu trái ngược nhau. NHNN duy trì một chính sách tỷ giá “khá cứng rắn” để “giảm giá” đồng Việt Nam nhằm hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Song, trong cả bốn quí năm 2009, xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhập khẩu nên cuối cùng, cán cân xuất nhập khẩu ròng âm đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của GDP. Chỉ riêng quí I có cán cân xuất nhập khẩu ròng dương (chủ yếu là do xuất khẩu vàng), song, lúc đó cả đầu tư và chi tiêu cá nhân đều sụt giảm mạnh nên tốc độ tăng trương GDP quí I vẫn thấp nhất trong cả 4 quí.

Hình 1.5: Tốc độ tăng trưởng các thành phần của GDP theo chi tiêu, 2008/2009

Chú thích: GDP tính theo giá so sánh năm 1994 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)