Làm thế nào để phá vỡ một hệ thống đã xơ cứng

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 136 - 137)

- Nâng cao hiệu quả của hệ thống

15 Trả lời cho kiến nghị của các doanh nghiệp FDI về các nội dung trong bản kế hoạch phát triển ngành công nghiệp, một quan chức tham gia soạn thảo kế hoạch này đã một lần nữa cam kết

4.8. Làm thế nào để phá vỡ một hệ thống đã xơ cứng

Đề xuất giải pháp là một chuyện, thực hiện giải pháp đó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Thậm chí, nếu Việt Nam có biết quy trình và cách thức tổ chức hoạch định chính sách tốt nhất thì cũng không có gì đảm bảo là những chính sách này sẽ thực sự được thực thi.

Theo phân tích thể chế so sánh, một nhánh của kinh tế học thể chế dựa chủ yếu vào lý thuyết trò chơi tiến hóa, thì xã hội đó có thể mắc kẹt ở một điểm cân bằng không tốt do tính bổ sung thể chế, tính bổ sung chiến lược và sự phụ thuộc lối mòn (Aoki, 2001a,b). Tính bổ sung thể chế có nghĩa là bất kỳ hệ thống xã hội nào đều có khả năng đàn hồi trước những chấn động do mỗi thành tố thể chế có tính bổ sung lẫn nhau. Ví dụ như các hệ thống giáo dục, tuyển dụng, tiền lương và thăng tiến ở Việt Nam là những thành tố bổ sung cho nhau để tạo ra cơ chế chia sẻ quyền lợi dựa trên quan hệ. Tính bổ sung chiến lược có nghĩa là các cá nhân trong một xã hội đã xơ cứng về mặt thể chế thường không có động cơ tách ra khỏi quan niệm cũ đang thống trị. Cuối cùng, sự phụ thuộc lối mòn chủ yếu nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt đầu. Một khi đã được xây dựng một cách tình cờ hay theo thiết kế thì bất kỳ hệ thống xã hội nào cũng đòi hỏi một lượng lớn năng lượng chính trị và xã hội để thay đổi nó. Khi cả ba khái niệm này được đặt cạnh nhau, chúng cho ta thấy sự trì trệ về mặt thể chế và khó khăn trong việc cải cách bất kỳ hệ thống nào đã được thiết lập.

Sự bế tắc về mặt chính sách nảy sinh khi một phương thức hoạch định chính sách phi hiệu quả được xây dựng và trở nên xơ cứng, các thành tố thể chế và thái độ của dân chúng ủng hộ cho phương thức ấy đã được hình thành. Việc chuyển một cá nhân hay cải tổ một tổ chức không cải thiện được tình hình do tính bổ sung thể chế và chiến lược như đã nêu trên. Thay đổi phương thức hoạch định chính sách một cách cơ bản như nghiên cứu này đề xuất chắc chắn sẽ đòi hỏi nguồn năng lượng khổng lồ và vấp phải sự phản ứng gay gắt.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có lối thoát. Có những thời điểm hệ thống xã hội sẽ tự chuyển sang một hệ thống xã hội khác. Phân tích thể chế so sánh chỉ ra những cơ hội và yếu tố của sự thay đổi như sau:

(i) Tất cả cùng đổi mới: Một số lượng đông đảo người dân trong xã hội có thể cùng biến đổi, như thể là ADN của họ đồng loạt thay đổi. Nếu chỉ có một vài người có hành vi đổi khác họ sẽ bị gọi là “điên khùng” hay “ngớ ngẩn”, và hệ thống sẽ không có gì đổi khác. Nhưng nếu nhiều người/nhiều tổ chức bắt đầu có những hành vi khác đi thì tính bổ sung thể chế và bổ sung chiến lược của típ người cũ sẽ không còn tồn tại nữa, các quy tắc và các chuẩn mực xã hội bắt đầu thay đổi. Đây là sự thay đổi tự phát từ bên trong, thường xuất hiện khi số đông cảm thấy bị kìm nén hay là nạn nhân của hệ thống hiện hành. Tại các nền kinh tế tăng trưởng nhanh, điều này cũng có thể xảy ra như là kết quả của sự phát triển thành công và mức thu nhập cao hơn khi một thế hệ với những giá trị và nền tảng hành vi mới trưởng thành, hoặc khi dân chúng bắt đầu có những nhu cầu và sự kỳ vọng lớn hơn đối với chính phủ. Một sự kiện nhỏ có thể tạo ra những chuyển biến xã hội lớn nếu nỗi bất bình trong dân chúng được tích luỹ đủ lớn để bùng nổ. (ii) Người nước ngoài: Các chính phủ, công ty và cá nhân nước ngoài thuộc về những hệ thống khác và không nằm trong giới hạn quy tắc ứng xử của hệ thống xã hội bản địa. Họ mang đến thậm chí đôi khi thúc đẩy những thành tố mới tạo ra những va chạm và đối nghịch với hệ thống xã hội bản địa. Tại các nước có thu nhập thấp, các nhà tài trợ song phương và các tổ chức quốc tế có vai trò đặc biệt lớn. Các công ty và các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc di cư và trao đổi nguồn nhân lực quốc tế có thể tạo ra sức ép bên ngoài đối với hệ thống xã hội bản địa. Nếu áp lực này thúc đẩy sự thay đổi theo hướng phát triển lành mạnh hơn các quốc gia bản địa sẽ chào đón nồng nhiệt. Tuy nhiên, không phải tất cả các ảnh hưởng từ bên ngoài đều tốt nếu xét trên góc độ tiến hoá xã hội. Vì vậy, chính phủ bản địa cần định hướng và điều phối áp lực từ bên ngoài để tránh những thay đổi không mong muốn.

(iii) Chính sách: Ngay cả khi không có áp lực từ bên trong hay bên ngoài, chính phủ giống như một Vị thần từ máy móc (Deus ex machine)16có thể bắt đầu thay đổi hệ thống từ bên trong

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 136 - 137)