Kết hợp cơ chế kiểm soát và chính sách tiền tệ để ngăn chặn nguy cơ tái lạm phát

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 37 - 38)

nguy cơ tái lạm phát

Trong giai đoạn thực hiện hỗ trợ lãi suất, các NHTM cũng là đối tượng được hưởng những tác động tích cực, khi mà tín dụng vẫn chiếm 70% doanh thu. Điều này thể hiện rõ ở hai quý đầu năm, thu nhập lãi thuần tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn Ngân hàng cổ phần Á Châu thu nhập lãi thuần quý II tăng 40%, Sacombank tăng 74% trong khi Vietcombank tăng vọt tới 115%. Song, đến những tháng cuối năm hoạt động cho vay siết chặt hơn trước, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thu hẹp đáng kể và ngân hàng đối mặt với khó khăn thanh khoản (1/12/2009, lãi suất cơ bản tăng đến 8%, đẩy lãi suất huy động lên đến 10-12%, đến lượt mình, lãi suất cho vay nhiều ngân hàng đã “vượt trần” lên đến 20%), nhưng nhìn chung tín dụng vẫn khởi sắc hơn so với năm trước, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay toàn hệ thống lên đến gần 38% trong khi con số của 2008 chỉ là 21-22%.

Năm 2010, diễn biến kinh tế vĩ mô có phần khả quan hơn năm nay tạo tiền đề tốt cho khả năng tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, áp lực kiềm chế lạm phát có thể khiến chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, tăng trưởng tín dụng bị kiềm chế ở mức 25%, thấp hơn nhiều năm 2009. Do vậy, những tháng đầu năm 2010 cũng là những tháng cuối năm âm lịch chắc chắn sẽ gây áp lực thanh khoản lớn cho các ngân hàng. Bất kỳ một động thái nào của Ngân hàng nhà nước (NHNN) đều ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các NHTM. Một số ý kiến cho rằng cần phá bỏ qui định trần lãi suất để các NHTM có thể chủ động quản lý được khe hở lãi suất cũng như NIM (chênh lệch lãi suất ròng), nếu không cho phép các NHTM cộng thêm các khoản phí như: phí thẩm định hồ sơ, phí giải ngân, phí quản lý tài sản thế chấp v.v. để đảm bảo NIM dương. Điều này sẽ đảm bảo cho các NHTM không phải đối mặt với rủi ro lãi suất và quản lý được rủi ro thanh khoản. Song, nó sẽ trực tiếp tác động đến chi phí vốn vay của các doanh nghiệp, từ đó, tác động gián tiếp đến giá cả trong nền kinh tế, càng đẩy nhanh nguy cơ tái lạm phát.

Việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với thực hiện chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng cao, vượt quá khả năng huy động vốn từ nền kinh tế (9 tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 22%, trong khi tăng trưởng tín dụng gần 30%), gây

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)