Trong khuôn khổ ASEAN, hai quốc gia nhỏ nhất là Singapore và Brunei là hai nước có thu nhập cao mà không phải nhờ vào các ngành công nghiệp chế tạo (dịch vụ giá trị cao, dầu mỏ,

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 118 - 121)

nhập cao mà không phải nhờ vào các ngành công nghiệp chế tạo (dịch vụ giá trị cao, dầu mỏ, gas) và vì thế hai quốc gia này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Hình 1 mô tả các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là ngành công nghiệp lắp ráp như đồ điện tử, ô tô, xe máy, máy móc và thiết bị chính xác đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng năng động của Đông Á.

Khả năng tăng trưởng của Đông Á khác biệt rất nhiều cả về chiều sâu và tốc độ ngay cả khi so sánh giữa các nước được cho là “thành công”. Có sự khác biệt rõ ràng giữa trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc (thành công lớn), Malaixia và Thái Lan (thành công trung bình), Inđônêxia và Philippin (ít thành công). Nhóm đầu đã bỏ lại khá xa nhóm hai và nhóm ba nếu xét về thu nhập và năng lực công nghiệp.

Hình 4.2 cho thấy thu nhập thực tế bình quân đầu người của một số nền kinh tế Đông Á so với mức thu nhập của Hoa Kỳ. Cho đến giữa những năm 1960, những nền kinh tế này (trừ Nhật Bản) không có dấu hiệu rõ ràng về khả năng bắt kịp. Tuy nhiên, Đài Loan và Hàn Quốc – cùng bắt đầu từ mức thu nhập thấp – đã cất cánh vào cuối những năm 1960 và cải thiện thu nhập một cách nhanh chóng. So với hai quốc gia này, quá trình bắt kịp của Malaixia và Thái Lan có vẻ như kém ấn tượng hơn, Inđônêxia và Philippin đã thất bại trong việc cải thiện vị trí của mình so với nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, có những nền kinh tế không nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi hiện vẫn đang ở mức thấp nhất trong thang thu nhập như Lào, Campuchia, Myama, Đông Timo và Bắc Triều Tiên. Sự khác biệt này là do tốc độ công nghiệp hoá khác nhau hơn là do điểm xuất phát khác nhau (trừ Việt Nam là quốc gia có chiến tranh và nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa đã ngăn không cho kinh tế cất cánh đến tận đầu những năm 1990). ASEAN-4 đã mất rất nhiều thời gian để có được năng lực công nghiệp mà Đài Loan và Hàn Quốc đã đạt được từ những năm 1980 và 1990.

Khởi đầu từ một mức rất thấp, Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá và đang cố gắng tiến lên giai đoạn 2 như mô tả ở Hình 1. Luồng vốn FDI lớn đổ vào Việt Nam - một điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi này – đã diễn ra. Các quốc gia láng giềng ASEAN thậm chí cảm thấy ghen tị vì bị mất một lượng vốn FDI lớn cho Việt Nam. Mặc dù mục tiêu ngắn hạn của Việt Nam là mở rộng nền tảng công nghiệp, song đồng thời, Việt Nam cũng cần chuẩn bị để tránh bẫy thu nhập trung bình ở giai đoạn tiếp theo. Để làm được điều này, yếu tố cần thiết nhất là các hành động chính sách có tính đón đầu và có mục tiêu rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng vốn con người.

4.4. Một số luận điểm có liên quan

Có thể diễn giải bằng nhiều cách khác nhau về một sự thật là các nước phát triển phải đạt được kỹ năng và công nghệ, hơn là chỉ cung

cấp không gian nhà xưởng và lao động rẻ. Dưới đây là bốn luận điểm liên quan đến vấn đề này.

Thứ nhất, nhìn chung, có thể nói rằng cách duy nhất để một quốc gia duy trì năng lực cạnh tranh là tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa hai thành tố này chứ không chỉ phụ thuộc vào mức tiền lương tuyệt đối. Tiền lương tăng có thể mang lại lợi ích cho người lao động và sẽ không có lý do gì để lo ngại nếu như năng suất lao động cũng tăng theo. Trong bối cảnh Việt Nam, nhận định này đã được giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda chỉ ra từ giữa những năm 1990. Dưới áp lực của tiền lương, Malaixia và Trung Quốc đã ngừng kêu gọi các dự án FDI sử dụng nhiều lao động và chuyển sang thu hút các nhà đầu tư “công nghệ cao”. Tiền lương ở Việt Nam cũng đang tăng lên, một phần do sự tập trung lớn của các dự án FDI sử dụng nhiều lao động tại một vài khu vực như phía Bắc tỉnh Đồng Nai và một phần là do kết quả không thể tránh khỏi của đợt lạm phát năm 2007-2008. Nếu tiền lương bắt đầu tăng nhanh như hiện nay, Việt Nam có thể sẽ không có đủ thời gian để thực hiện nâng cao năng suất.

Thứ hai, có thể học tập kinh nghiệm từ khái niệm sản xuất nhiều hơn nữa nêu trong Quy hoạch tổng thể Công nghiệp quốc gia lần thứ hai” (IMP2) giai đoạn 1996 – 2005 của chính phủ Malaixia, vì khái niệm này đã chỉ ra một cách ngắn gọn và cụ thể những gì mà các quốc gia có thu nhập trung bình cần phải làm để chuyển sang giai đoạn 3. Sản xuất nhiều hơn nữa thể hiện hai định hướng cho các ngành công nghiệp nội địa: (1) mở rộng theo chuỗi giá trị để thúc đẩy các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn; và (2) nâng cấp toàn bộ chuỗi giá trị thông qua tăng năng suất (Hình 3). Từ khi Malaixia bắt đầu công nghiệp hoá với xuất phát điểm là các ngành lắp ráp - điểm thấp nhất trong chuỗi giá trị - quốc gia này đã mong muốn làm chủ được các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế, phát triển sản phẩm, phân phối, marketing, v.v... theo chiều ngang chuỗi giá trị, và nâng cao kỹ năng của tất cả các hoạt động này theo chiều dọc chuỗi giá trị. Về nguyên tắc, đây chính là điều Việt Nam và các nước đi sau cần phải làm. IMP2 đã lựa chọn 8 cụm công nghiệp để áp dụng các biện pháp khuyến khích phát triển, đó là: điện và điện tử, dệt may, hoá chất, các ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên, chế biến thực phẩm, thiết bị giao thông vận tải, nguyên vật liệu và máy

móc. Tuy nhiên, Malaixia đã không thực sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu này trong giai đoạn triển khai IMP2 (Ohno, 2006).

Hình 4.3: Chiến lược sản xuất nhiều hơn nữa của Malaixia

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh tế, Văn phòng Thủ tướng, Malaixia (tác giả vẽ lại).

Thứ ba, khái niệm monozukuri của Nhật Bản có nghĩa là “làm ra cái gì đó” cũng có thể là gợi ý cho định hướng phát triển. Monozukuri có nghĩa là sản xuất với mục đích đầu tiên là làm thoả mãn người tiêu dùng thông qua chất lượng cao với tinh thần của một người thợ kiêu hãnh và tận tâm, hơn là tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được điều này, mối quan hệ lâu dài và sự tích lũy nội lực về kỹ năng và tri thức đã được thể chế hoá tại mỗi công ty cũng như giữa các công ty đối tác (giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp). Các biện pháp tăng năng suất trên thực tiễn như 5S, QCD10, kaizen, shindan phương pháp just-in-time, hay vòng tròn quản lý chất lượng (QCC) đã được xây dựng và áp dụng cho các công ty tại các nước đang phát triển thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm và

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)