Tầm nhìn và định hướng chính sách

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 126 - 128)

- Nâng cao hiệu quả của hệ thống

4.6. Tầm nhìn và định hướng chính sách

Tại các nền kinh tế tăng trưởng cao ở Đông Á, chính sách công nghiệp thường được xây dựng dưới dạng mục tiêu tập trung. Lãnh đạo

cấp cao trong chính phủ đưa ra một tầm nhìn quốc gia dài hạn, chỉ ra định hướng chung mà không cụ thể hoá các chính sách chi tiết. Để thực hiện tầm nhìn này, chính phủ sẽ chỉ định các cơ quan chính phủ thích hợp hoặc thành lập cơ quan mới để soạn thảo chiến lược khả thi và triển khai các chương trình hành động. Các kế hoạch hành động có thể được soạn thảo dưới dạng văn bản và bảng biểu hoặc có thể chỉ là một quy trình mà không có các tài liệu hướng dẫn cụ thể. Các chiến lược và kế hoạch hành động có thể được điều chỉnh khi hoàn cảnh thực tế thay đổi nhưng tầm nhìn dài hạn vẫn không thay đổi.

Nhật Bản trong những năm 1960 đặt mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập trong một thập kỷ và cạnh tranh hiệu quả với các công ty đa quốc gia phương Tây khi các rào cản thương mại bị gỡ bỏ. Bộ Thương mại và công nghiệp quốc tế Nhật Bản (MITI) và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản đã cùng phối hợp và hỗ trợ khu vực tư nhân tăng năng suất. Ở Malaixia, Tầm nhìn 2020 mong muốn trở thành một “quốc gia phát triển thực sự” vào năm 2020 do cựu thủ tướng TS. Mahathir đề xuất năm 1991 vẫn còn là mục tiêu bao quát. Ban Kế hoạch Kinh tế (EPU) của Văn phòng Thủ tướng đã định hướng những nỗ lực quốc gia vào việc cụ thể hoá tầm nhìn này bằng một hệ thống các văn bản chính sách đan xen nhau và các tổ chức được phân cấp11. Thái Lan dưới thời thủ tướng Thaksin Shinawatra (2001-2006) cũng đã xây dựng một tầm nhìn công nghiệp vừa mơ hồ lại vừa chứa đầy tham vọng, như trở thành “Detroit của Châu Á”, “Trung tâm của Thời trang nhiệt đới” hay “Nhà bếp của thế giới”, trong khi các chi tiết thực hiện lại do các bộ ngành có liên quan, các doanh nghiệp tư nhân và các chuyên gia nghiên cứu và đề xuất. Để thực hiện tầm nhìn này, Thái Lan đã lập ra các uỷ ban và viện nghiên cứu công nghiệp và thêm vào đó, khu vực tư nhân có kênh liên lạc trực tiếp với thủ tướng khi cần thiết (Ohno, 2006).

11TS Mahathir đã chỉ ra 9 thách thức lớn mà không phân tích sâu hơn: thống nhất quốc gia, bímật quốc gia, nền dân chủ, đạo đức, lòng bao dung, khoa học công nghệ, bản sắc văn hoá, công mật quốc gia, nền dân chủ, đạo đức, lòng bao dung, khoa học công nghệ, bản sắc văn hoá, công bằng kinh tế và thịnh vượng. Để đạt được những điều này, Malaixia đã dự thảo nhiều tài liệu chính sách, ví dụ như các kế hoạch quốc gia về công nghiệp (Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế), Kế hoạch phát triển (EPU), và Kế hoạch Malaixia (các kế hoạch 5 năm, EPU). Dưới sự chỉ đạo của MITI, các cơ quan chuyên trách như MIDA (chính sách FDI), SME Corp (khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ), MATRADE (thương mại), MPC (năng suất), và SME Bank (tài chính) đã được thành lập.

Phương thức hoạch định chính sách kiểu này là một điểm nhấn cho sự thành công của các chính sách phát triển ở Đông Á. Có thể tóm tắt phương thức này như sau: bắt nguồn từ mục tiêu lớn để phân đoạn các chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể, tiến hành điều chỉnh khi cần thiết, tích luỹ những bài học kinh nghiệm và sự tự tin trong suốt quá trình triển khai. Chúng tôi gọi phương thức mang tính thực dụng này là mô hình Phát triển năng lực động– cho phép từng bước xây dựng năng lực chính sách đồng thời vẫn phải giải quyết những vấn đề và thách thức cụ thể theo thời gian.

Vào thời điểm bắt đầu công nghiệp hoá, hầu hết các nước Đông Á đều có chính phủ yếu kém. Năm 1960, chế độ dân sự của Hàn Quốc được nhìn nhận là một thể chế tham nhũng và yếu kém (Ngân hàng Thế giới 1993). Tương tự, vào năm 1959, Thái Lan được đánh giá thấp do không có kế hoạch đầu tư và thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực có chất lượng (Ngân hàng Thế giới 1959). Nhưng trải qua thử thách, sai lầm và những bài học kinh nghiệm, năng lực quản lý của chính phủ các nước này đã được cải thiện đáng kể. Cách tiếp cận thực hành này trái ngược hoàn toàn với thực tiễn viện trợ toàn cầu hiện nay, như là cuộc vận động Quản lý tốt và chỉ số Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thế giới12

mà ở đó trước khi hoạch định các chiến lược tăng trưởng cụ thể, tất cả các quốc gia buộc phải sửa đổi những điểm yếu của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế mà không xét đến bất kỳ một mục tiêu quốc gia cụ thể nào.

Từ góc nhìn này, có thể thấy việc xây dựng tầm nhìn công nghiệp của Việt Nam là điều cần thiết. Việt Nam đã có tầm nhìn dài hạn là trở thành nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá vào năm 2020. Tham vọng của tầm nhìn này không khiến chúng tôi lo lắng nhiều giống như tầm nhìn 2020 của TS. Mahathir hay lời kêu gọi của ông Thaksin mong muốn Thái Lan trở thành Detroit của Châu Á. Tuy nhiên, vấn đề đối với Việt Nam là thiếu các chiến lược, chương trình hành động và các thể

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)