- Nâng cao hiệu quả của hệ thống
12 Quản lý tốt được đo bằng Các chỉ số Quản lý Toàn cầu của Ngân hàng thế giới (WGI) bao gồm sáu lĩnh vực chính: tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ổn định chính trị, tính hiệu quả của
gồm sáu lĩnh vực chính: tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ổn định chính trị, tính hiệu quả của chính phủ, chất lượng điều tiết, điều luật, và kiểm soát tham nhũng. Mỗi quốc gia được đánh giá và xếp loại hàng năm theo những tiêu chí này. Chỉ số Hoạt động kinh doanh là phương pháp định lượng khả năng khởi nghiệp và kinh doanh ở mỗi nước. Chỉ số này bao gồm các quy định liên quan đến giấy phép xây dựng, tuyển dụng lao động, đăng ký sở hữu, tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu, hiệu lực hợp đồng và kết thúc kinh doanh.
chế phù hợp để theo đuổi thực hiện tầm nhìn này. Hệ thống quản lý hiện nay không cho phép soạn thảo và triển khai các chính sách cần thiết.
Điều quan trọng là Việt Nam phải xây dựng sớm nhất có thể một lộ trình công nghiệp hoá rõ ràng, công bố và hướng dẫn cho dân chúng, nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách về lộ trình đó. Việt Nam cũng cần phác thảo con đường chiến lược hướng tới tầm nhìn 2020 được hậu thuẫn bằng các kế hoạch hành động cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải tuyên bố quyết tâm mạnh mẽ và kế hoạch rõ ràng để đảm bảo một vị trí quan trọng trong mạng lưới sản xuất Đông Á. Cần phải khẳng định rằng chính khu vực tư nhân chứ không phải nhà nước hay các tập đoàn nhà nước là động lực cho sản xuất và đầu tư; tăng trưởng cần phải dựa vào kỹ năng, công nghệ và sự siêng năng của người lao động Việt Nam; mở cửa và cơ chế thị trường là nguyên tắc cơ bản của tăng trưởng; và nhà nước sẽ chủ động hỗ trợ và hợp tác với khu vực tư nhân chứ không áp đặt kế hoạch kinh doanh của họ. Việt Nam cũng cần phải làm rõ các định hướng chính sách trong các lĩnh vực như huy động tiết kiệm, phát triển tài chính, sử dụng nguồn lực nước ngoài, khoảng cách thu nhập, các vấn đề xã hội nảy sinh, và các ngành chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ bên ngoài.
Hiện nay, Việt Nam chưa có một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp. Phần nội dung đề cập tới phát triển công nghiệp trong Kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm đã không đưa ra một tầm nhìn công nghiệp nhất quán. Hậu quả là nhiều câu hỏi chính sách quan trọng vẫn chưa được trả lời, trong đó có câu hỏi về vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai; về sự lựa chọn giữa định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu sắc; và về phạm vi và quy mô của hỗ trợ chính thức dành cho các ngành công nghiệp mới nổi và suy thoái. Quy hoạch phát triển ngành của các ngành như thép, ô tô, xe máy, điện tử, dệt may và các ngành công nghiệp khác hiện vẫn đang trong quá trình dự thảo và thông qua mà không có các nguyên tắc chung được chỉ đạo từ cấp cao hơn. Đầu tư tư nhân và viện trợ chính thức đổ vào mà không biết chính xác Việt Nam sẽ ở đâu trong một vài thập kỷ tới. Trong bối cảnh này, cũng cần lưu ý rằng một số nước có mức thu nhập thấp hơn Việt Nam rất nhiều đã có tầm nhìn công nghiệp và kế hoạch hành động nhất quán và chi tiết hơn nhiều so với Việt Nam13.
Việt Nam không chỉ ra một cách rõ ràng cách thức mà Việt Nam muốn sử dụng để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển như công nghiệp ô tô, thiết bị nghe nhìn, đồ điện tử gia dụng và công nghiệp chế tạo máy. Trong bối cảnh hiện nay, các biện pháp phân biệt đối xử không được phép sử dụng theo quy định của WTO, ngừng hỗ trợ các ngành công nghiệp này và để thị trường quyết định số mệnh của chúng là một lựa chọn. Nhưng nếu chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy những ngành công nghiệp này thì chính phủ phải cân nhắc thận trọng để thấy rằng đâu là những mục tiêu khả thi, cần triển khai những chiến lược và kế hoạch hành động nào để không vi phạm các cam kết quốc tế.
4.7. Quy trình và tổ chức hoạch định chính sách
Thất bại của Việt Nam trong việc hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển ngành một cách hiệu quả chủ yếu là do những yếu kém về cơ cấu trong quá trình hoạch định chính sách. Quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam là di sản của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, vì thế không thể đối phó hiệu quả với những vấn đề mới của thời đại cạnh tranh toàn cầu. Sau giai đoạn tăng trưởng vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, nhờ tự do hoá nền kinh tế và nguồn vốn lớn chảy vào từ bên ngoài, Việt Nam đã đạt tới ngưỡng mà từ đây để tiến lên mức thu nhập cao hơn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu không có những cải cách căn bản trong quy trình và tổ chức hoạch định chính sách.
Có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạch định chính sách công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì nêu ra một danh sách dài