Vào thời điểm năm 2006 chỉ duy nhất Sở TN&MT TP HCM có Chi cục BVMT với 1 cán bộ Chi cục có trách nhiệm kiểm tra và giám sát các hoạt động có liên quan tới việc thực hiện NĐ

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 93 - 97)

thảo tài liệu hướng dẫn về việc triển khai thực hiện NĐ 67. Các khoá học phổ biến kiến thức cũng như tập huấn về NĐ 67 được thực hiện tại nhiều quận, huyện cũng như các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố.

Cũng như đa số các địa phương khi triển khai NĐ 67, TP. Hồ Chí Minh thực hiện thu phí đối với bảy chất ô nhiễm. Các qui định về cách tính phí, thẩm định, thu phí… được thực hiện theo đúng tinh thần của NĐ 67 và Thông tư 125.

Khác với Hà Nội, tổng số phí thu được và số phí trung bình tính trên một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004-2006. Điều này, một mặt, thể hiện nỗ lực của các cấp quản lý môi trường tại TP. Hồ Chí Minh trong việc triển khai NĐ 67; mặt khác, cũng có thể hàm ý về tác động ngược của NĐ 67 đối với hành vi của các doanh nghiệp gây ô nhiễm. Các doanh nghiệp có xu hướng trả phí thay cho việc xử lý ô nhiễm do hoạt động sản xuất tạo ra. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại thể hiện sự thiếu hiểu biết của các doanh nghiệp về bản chất của phí môi trường và sai lệch về chính sách. Điều này cũng có thể cho thấy mức phí áp dụng hiện nay tương đối thấp so với chi phí xử lý chất thải của doanh nghiệp.

Bảng 3.4: Tình hình nộp phí của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM

Nguồn: Sở TN&MT TP. HCM (2006)

TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Tổng số doanh nghiệp nộp phí 129 1851 1594 2 Tổng số phí thu được (đồng) 294.929.541 4.716.455.486 6.054.465.653 3 Số phí trung bình một doanh nghiệp (đồng) 2.286.276 2.548.058 3.798.285

Tính đến tháng 7 năm 2007, tổng số phí thu được tại TP. Hồ Chí Minh là 13.427.097.780 đồng (Bảng 3.4), gấp 11 lần so với tổng số phí thu được tại Hà Nội, trong khi đó tổng số doanh nghiệp đã nộp phí là 3574 doanh nghiệp (chiếm gần 12% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn).

Số doanh nghiệp đã trả phí tại TP. Hồ Chí Minh cao hơn 30 lần so với Hà Nội, và mức phí tính trung bình cho một doanh nghiệp vào khoảng 3.096.208 đồng (lớn hơn 40% mức phí phải trả của các doanh nghiệp tại Hà Nội). Các thông tin chi tiết về việc triển khai NĐ 67 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được mô tả trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Triển khai NĐ 67 tại Hà Nội và TP. HCM

Chỉ tiêu Hà Nội TP. HCM

Thời gian triển khai Tháng 5 năm 2004 Tháng 1 năm 2004 Chỉ tiêu ô nhiễm 6 (không bao gồm

BOD) 7 Các tài liệu hỗ trợ NĐ 67, Thông tư 125; Phần mềm đơn giản NĐ 67, Thông tư 125; tài liệu hướng

dẫn

Đơn vị thực hiện chính

Phòng Môi trường, Công ty cấp nước,

BQL các khu CN

Chi cục bảo vệ môi trường, Công ty cấp nước, BQL các khu CN

Số lượng cán bộ tham gia 3 15

Tổng số doanh nghiệp

phải nộp phí Trên 20,000 Trên 30,000

Tổng số doanh nghiệp đã

nộp phí 127 3574

Tỷ lệ doanh nghiệp đã

nộp phí 0,74% 11,91%

Tổng số phí thu được giai

đoạn 2004-2006 (đồng) 995.596.529 11.065.850.683 Số phí trung bình tính trên

1 doanh nghiệp (đồng) 7.939.342 3.096.208 Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nội dung của NĐ 67 và Thông tư 125 tương đối rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nhiều vướng mắc đã xuất hiện làm giảm tính hiệu quả của NĐ. Nghiên cứu của Laplante (2006b) về việc thực thi NĐ 67 trên thực tế cho thấy có ít nhất hai vấn đề cần ưu tiên giải quyết.

Thứ nhất là vấn đề thời gian.Tất cả mọi giao dịch từ khi kê khai đến thẩm định và nộp phí diễn ra trong vòng 20 ngày của quí tiếp theo (Hình 1). Với năng lực rất hạn chế của mình, trên thực tế, rất ít các Sở TN&MT có thể thực hiện được khối lượng công việc này.

Thứ hai là vấn đề tính phí.Đây có thể coi là vấn đề hóc búa nhất vì toàn bộ số phí phải nộp được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm doanh nghiệp tạo ra. Để khắc phục nhược điểm này, Bộ TN&MT đang dự định xác lập hệ số phát thải cho các ngành. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng trong việc áp dụng hệ số phát thải vì có thể dẫn tới việc tính toán sai mức độ ô nhiễm và làm giảm hiệu quả của công cụ phí.

3.4.4. Nhận xét chung

Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm là cách tiếp cận đúng đắn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Cùng với việc thực thi các công cụ trên thực tế như phí nước thải công nghiệp, kí quĩ môi trường…, Việt Nam đã thể hiện nỗ lực và quyết tâm cao trong việc cải thiện chất lượng môi trường và hạn chế ô nhiễm tại Việt Nam (Laplante, 2006b). Tuy nhiên, để thực thi thành công các chính sách môi trường dựa trên các công cụ kinh tế, một số nội dung cụ thể cần thực hiện:

Thứ nhất, trong điều kiện áp dụng công cụ kinh tế còn hạn chế như Việt Nam hiện nay, việc áp dụng bất cứ công cụ kinh tế nào trên diện rộng là hết sức khó khăn. Do đó, cần áp dụng các công cụ này trên cơ sở thí điểm hoặc giới hạn trong một phạm vi hẹp nhằm học hỏi kinh nghiệm, sau đó áp dụng trên qui mô rộng hơn.

Thứ hai, chính sách quản lý ô nhiễm dựa trên công cụ kinh tế nên bắt đầu bằng các công cụ kinh tế đòi hỏi nguồn lực và năng lực chính sách vừa phải. Nếu công cụ kinh tế được chọn dễ thực hiện thì khả năng thành công sẽ cao hơn.

Thứ ba, các công cụ kinh tế cần được thiết kế theo hướng đơn giản, dễ áp dụng. Khi tiến hành lựa chọn các công cụ, cần áp dụng các tiêu

chí như hiệu quả khuyến khích trong việc kiểm soát ô nhiễm, khả năng trong việc đạt được mục tiêu bồi hoàn chi phí, tính đơn giản về thủ tục hành chính và mức độ chấp nhận đối với các chủ thể áp dụng.

3.4.5. Các đề xuất đối với phí nước thải công nghiệp

Đối tượng chịu phí?

Thực tế cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, số lượng các doanh nghiệp phải trả phí là quá lớn so với năng lực của các Sở TN&MT. Với năng lực hạn chế của các cấp quản lý, việc áp dụng phí đối với các doanh nghiệp lớn trong một số ngành đặc thù là tương đối khả thi. Để làm được điều đó, trước hết cần xác định ngành gây ô nhiễm chính. Các ngành này có thể bao gồm sản xuất giấy, dệt may, da giầy, hoá chất và chế biến thực phẩm. Nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (“Đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam”) cho thấy chỉ tính riêng ba ngành công nghiệp (Bao bì giấy và bìa các tông – VSIC62102; Bột giấy, giấy và bìa các tông – VSIC 2101; sữa và các sản phẩm sữa – VSIC 1520) chiếm hơn 45% tổng lượng phát thải BOD của toàn ngành công nghiệp chế biến. Tương tự, theo ước tính, ba ngành (Phân bón và các hợp chất nitơ – VSIC 2412; sắt thép cơ bản – VSIC 2710; và hoá chất cơ bản trừ phân bón và các hợp chất nitơ – VSIC 2411) tạo ra hơn 40% tổng lượng kim loại nặng phát thải vào môi trường. Độ tin cậy của những tính toán này có thể chưa hoàn toàn chính xác nhưng chúng cho thấy một thực tế là một số ngành gây ô nhiễm nhiều hơn ngành khác. Do vậy, Việt Nam có thể giảm ô nhiễm một cách đáng kể nếu tập trung vào quản lý một số ngành có tiềm năng gây ô nhiễm cao. Điều này có thể giúp giảm bớt gánh nặng của các cơ quan quản lý trong việc triển khai thành công các công cụ kinh tế trên thực tế.

Chỉ tiêu ô nhiễm nào cần lưu ý?

Thực tế áp dụng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, phần lớn số phí thu được từ ba chỉ tiêu BOD, COD và TSS. Các chỉ tiêu này thường được các doanh nghiệp kê khai và tương đối dễ dàng trong việc kiểm tra cũng như chi phí phân

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)