Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET) ở Việt Nam

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 150 - 152)

- Nâng cao hiệu quả của hệ thống

DOANH NGHIỆP

5.1.2. Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET) ở Việt Nam

Hệ thống TVET của Việt Nam bao gồm các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật, công nghiệp, các trường cao đẳng công nghiệp, các trường cao đẳng nghề, và các trung tâm dịch vụ việc làm có mở các lớp đào tạo nghề. Theo Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 và Luật Dạy nghề ban hành năm 2006, các cơ sở này cung cấp các khóa đào tạo ở ba trình độ, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, bao quát nhiều chuyên ngành, nhưng hiện nay chủ yếu tập trung vào các chuyên ngành thông dụng, như điện, máy móc, cơ khí, xây dựng và may mặc. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO, 2009), tính đến tháng 6 năm 2009, hệ thống TVET của Việt Nam có tổng cộng 1.083 cơ sở dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề.

Bảng 5.1: Tỉ lệ lao động trẻ cần được đào tạo bổ sung sau tuyển dụng Lao động phổ thông Lao động chuyên môn kỹ thuật Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Trung bình

Cần đào tạo lại 7,8 9,4 1,0 6,1

Cần đào tạo bổ sung kỹ năng mới 3,6 15.5 18,6 12,6

Đào tạo tại chỗ 35,6 38,1 38,5 37,4

Cần thời gian để làm quen với

công việc, kỹ năng hàng ngày 52,3 36,4 40,5 43,1

Nhu cầu đào tạo khác 0,7 0,6 1,4 0,9

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Điều tra về sự phù hợp của lao động trẻ trong thị trường lao động (MOLISA, 2005) Những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã chú ý nhiều hơn đến việc tăng cường hệ thống TVET nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động công nghiệp đang tăng lên do tốc độ công nghiệp hóa cao. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của chính phủ và các cơ quan chức năng, như cải tiến chương trình giảng dạy, đào tạo giảng viên, xây dựng chương trình khung đào tạo nghề, hỗ trợ tài chính… TVET vẫn còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Theo kết quả điều tra thị trường lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2005), các doanh nghiệp đều cho rằng kỹ năng của lao động mới ra trường không đáp ứng được nhu cầu công việc (Bảng 5.1). Điều đáng chú ý là lao động đã qua đào tạo lại cần được đào tạo bổ sung và đào tạo tại chỗ nhiều hơn so với lao động phổ thông.

Phân tích trên cho thấy nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và trước mắt là những người có năng lực tự mình quản lý và cải tiến hoạt động sản xuất, chứ không phải chỉ đơn giản biết làm những gì đã được chỉ định sẵn. Cũng có một khoảng cách khá lớn giữa khả năng và thực tế đào tạo tại các cơ sở TVET với yêu cầu về lao động của các doanh nghiệp. Quá trình công

nghiệp hóa tại Việt Nam cần được đẩy nhanh và đòi hỏi tối đa hóa hiệu quả của dòng vốn FDI bằng cách nâng cao kỹ năng của lao động. Yêu cầu đặt ra với các cơ sở đào tạo trong hệ thống TVET là cần phải đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng tăng về nguồn nhân lực công nghiệp về cả số lượng và chất lượng. Để làm được điều này, hình thức đào tạo cần phải được chuyển đổi từ “hướng cung” như hiện nay sang “hướng cầu”, thu hẹp khoảng cách giữa kỹ năng được đào tạo với kỹ năng doanh nghiệp cần. Đào tạo định hướng theo nhu cầu đòi hỏi phải tiến hành điều

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)