được tổ chức tốt. Các thành tố trong quy tắc 5S là seiri, seiton, seiso, seiketsu, và shitsuke, có nghĩa là bỏ đi những thứ thừa, sắp xếp công cụ và phụ tùng ở nơi dễ nhìn thấy, giữ nơi làm việc sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân và lao động có kỷ luật. Bên cạnh đó, QCD có nghĩa là Chất lượng, Chi phí và Phân phối (không hỏng hóc, giảm chi phí và giao hàng đúng hạn không có hàng lỗi). Các công ty chế tạo của Nhật Bản coi đây là nguồn lực cạnh tranh chính và là tiêu chí lựa chọn đối tác kinh doanh và nhà thầu phụ.
sách hướng dẫn. Trong lĩnh vực chính sách, khái niệm monozukuri cũng thường được chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước và mở rộng mô hình kinh doanh theo kiểu Nhật ra bên ngoài (Tsai, 2006).
Thứ tư, lý thuyết cấu trúc kinh doanh do Takahiro Fujimoto và nhóm nghiên cứu của ông thuộc đại học Tokyo xây dựng cũng đã chỉ ra cách thức làm thế nào mà các công ty tại những quốc gia đang phát triển có thể hình thành liên minh chiến lược với các công ty chế tạo của Nhật Bản (Fujimoto 2004, 2006; Fujimoto và Shintaku 2005). Theo lý thuyết này, các mô hình kinh doanh được chia thành hai nhóm lớn: sản xuất mô-đun và sản xuất tích hợp. Sản xuất mô-đun đặc trưng bởi sự lắp ráp dễ dàng các linh kiện và phụ tùng chung trên phạm vi toàn cầu (ví dụ như máy tính để bàn), trong khi mô hình sản xuất tích hợp là nét đặc trưng của việc sử dụng một thiết kế phụ tùng và linh kiện duy nhất cho mỗi mẫu hàng dựa trên sự hợp tác lâu dài giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp (ví dụ như ô tô). Mô hình sản xuất mô-đun thích hợp với việc thu lợi nhuận nhanh nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa các nguồn cung cấp linh kiện từ bên ngoài trong khi mô hình sản xuất tích hợp cho phép theo đuổi chất lượng ngày càng cao. Fujimoto cho rằng Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác sản xuất thích hợp của nhau vì cả hai đều áp dụng mô hình sản xuất mô-đun. Trong khi đó, Nhật Bản là một nhà sản xuất theo mô hình tích hợp nhưng chưa tìm được một đối tác quốc tế hiệu quả. Đối với các quốc gia đang phát triển, áp dụng mô hình sản xuất tích hợp không đơn giản nhưng sau này sẽ có lợi hơn vì sẽ nội lực hóa được công nghệ sản xuất thay vì phải lệ thuộc vào bên ngoài. Mặc dù chưa một quốc gia ASEAN nào có đủ kỹ năng và công nghệ để áp dụng mô hình sản xuất tích hợp song Fujimoto trông đợi Thái Lan và Việt Nam là những ứng viên có thể trở thành đối tác monozukuri của Nhật Bản trong tương lai nếu hai quốc gia này nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực nội tại của họ (Fujimoto và Ohno, 2006).
Mặc dù kinh nghiệm của Malaixia hay lý thuyết kinh doanh của Nhật Bản có thể không phù hợp với tất cả các quốc gia, song rõ ràng chúng đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị nội tại nhờ kỹ năng và công nghệ, đồng thời khẳng định sự cần thiết của những phương thức và chiến lược cụ thể để đạt được điều đó.
4.5. Bẫy thu nhập trung bình ở Malaixia và Thái Lan
Trong tương lai, Việt Nam có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình như thực tế đã xảy ra ở một số nước. Trong khu vực ASEAN, Malaixia, với GDP bình quân đầu người là 7.750 đô la Mỹ (theo số liệu sơ bộ của quốc gia năm 2009) và Thái Lan, với GDP bình quân đầu người là 3.973 đô la Mỹ (theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2009) có thể là nạn nhân của bẫy thu nhập trung bình. Đặc biệt, Thủ tướng Malaixia Najib Tun Razak, người nắm quyền vào tháng 4 năm 2009, đã coi việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình, được chỉ ra trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới, là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất của chính phủ. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2009) viết:
“Thách thức về trung hạn quan trọng nhất đối với kinh tế Malaixia là gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập cao. Malaixia đã tăng trưởng vững chắc trong vài thập kỷ qua nhưng vẫn còn phụ thuộc vào mô hình kinh tế dựa vào tích lũy vốn là chủ yếu… Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong quá khứ nhưng khả năng tăng trưởng của Malaixia vẫn tụt hậu so với sự tăng trưởng của các nền kinh tế khác trong khu vực. Nền kinh tế dường như bị mắc vào bẫy thu nhập trung bình – không thể duy trì được tính cạnh tranh của một nhà sản xuất khối lượng lớn với chi phí thấp cũng như không thể nâng cấp chuỗi giá trị và tăng trưởng nhanh bằng cách thâm nhập vào các thị trường hàng hóa và dịch vụ mang tính tri thức và sáng tạo đang tăng trưởng mạnh.” (Ngân hàng Thế giới, 2009, tr. 52-53)
Hình 4.4: Mô hình kinh tế mới của Malaixia
Chính sách cạnh tranh Kiểm soát giá cả
Thị trường vốn An toàn và an ninh con người Cải cách hành chính về đất đai
Chính sách bình đẳng
Quan hệ liên bang quốc gia Quy tắc và quy định
Chiến lược xúc tiến đầu tư
Chiến lược xúc tiến SMEs Giao thông công cộng
Ngành xây dựng
Tạo tuận lợi cho tăng trưởng của các hành lang kinh tế Mở rộng nguồn thu ngân sách Rà soát lại các khoản trợ cấp Rà soát lại chi tiêu Chính Phủ Cắt giảm thuế doanh nghiệp Giảm vai trò của Chính Phủ trong dịch vụ xã hội Phát hành các tài sản chính phủ Cung cấp và phát triển vốn con người - Đảm bảo nguồn cung lao động - Nâng cao kỹ năng của lao động hiện nay
Hiệu suất lao động