Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện NĐ 67 CP

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 91 - 93)

3) Điều 9 Bộ TN&MT công bố định mức phát thải của chất gây ô nhiễm làm căn cứ tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp để xác định số phí

3.4.3. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện NĐ 67 CP

Thực hiện NĐ 67/CP tại Hà Nội

Thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp được tiến hành tại Hà Nội từ tháng 5 năm 2004. Việc triển khai thu phí tại Hà Nội chậm hơn 5 tháng so với các tỉnh/thành phố khác như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh - là những địa phương đi tiên phong trong việc triển khai NĐ 67. Một trong những đặc điểm quan trọng của Hà Nội trong việc triển khai NĐ 67 là chỉ tiêu BOD không nằm trong danh sách các chỉ tiêu ô nhiễm phải chịu phí. Sở TN&MT Hà Nội đã sớm nhận thức được sự trùng lặp trong các chỉ tiêu ô nhiễm.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương Hà Nội (2004), Hà Nội có khoảng hơn 20.000 doanh nghiệp, trong đó 1.476 doanh nghiệp là các doanh nghiệp lớn và vừa. Những cơ sở này là những cơ sở có tiềm năng gây ô nhiễm và chịu phí theo NĐ 67.

Hình 3.2: Cơ cấu theo ngành các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội

Nguồn: Sở Công Thương Hà Nội (2004)

Hình 3.2 cho thấy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hoá chất, giấy, chế biến thực phẩm là những doanh nghiệp chiếm phần đông trong số các doanh nghiệp công nghiệp, sau đó là các doanh nghiệp nhựa, cao su, dệt may, cơ khí và các doanh nghiệp khác.

Theo số liệu tính đến hết tháng 10 năm 2006, có khoảng 33% số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phải chịu phí nước thải công nghiệp, trong đó chỉ có 453 doanh nghiệp nhận được thông báo về khoản phí phải nộp (Bảng 3) và 147 lượt doanh nghiệp nộp khoản phí theo qui định vào ngân sách nhà nước.

Bảng 3.3: Tình hình nộp phí của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 (tạm tính) 1 Số lượng doanh nghiệp nhận được thông báo phí 453 453 453 2 Số lượng doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp phí 76 28 23 3 Số lượng các doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp phí 364 378 398 4 Tổng số phí đã thẩm định (đồng) 689.040.733 610.040.733 414.020.592 5 Tổng số phí thu được (đồng) 683.611.214 249.349.661 62.635.654 6 Tỷ lệ thu (%) 99.2 24.8 15.3 7 Số phí trung bình tính trên 1 doanh nghiệp (đồng) 8,994,884 8,905,345 2,723,289

Nguồn: Sở TN&MT Hà Nội (2006)

Trong ba năm triển khai thực hiện NĐ 67 (2004-2006), tính bình quân, tỷ lệ thu phí (tổng số phí thu được so với tổng số phí được thẩm định) đạt 58%. Tỷ lệ cao nhất được ghi nhận vào năm 2004 - năm đầu tiên triển khai thu phí. Từ năm 2005 trở đi, tổng số phí thu được cũng

như mức phí trung bình tính trên một doanh nghiệp có xu hướng giảm dần.

Trong các nhóm ngành, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm phần lớn trong số các doanh nghiệp đã nộp phí trên địa bàn Hà Nội. Trong giai đoạn 2004-2006, số phí thu được từ các doanh nghiệp chế biến thực phẩm chiếm 52% tổng số phí thu được trên địa bàn toàn thành phố.

Xu hướng giảm số phí trung bình tính trên một doanh nghiệp và tổng số phí phải nộp trong giai đoạn 2004-2006 có thể phản ánh hai vấn đề trái ngược nhau. Một mặt, nó thể hiện sự cải thiện trong chất lượng môi trường của các doanh nghiệp bởi số phí phải nộp được tính dựa trên tổng khối lượng ô nhiễm và mức phí qui định cho mỗi chất ô nhiễm có trong chất thải. Số phí doanh nghiệp phải nộp giảm xuống đồng nghĩa với lượng ô nhiễm giảm đi. Xu hướng này cũng phần nào thể hiện hiệu quả của NĐ 67 trong việc cải thiện chất lượng môi trường tại Việt Nam. Ví dụ điển hình là Nhà máy Bia Hà Nội. Sau khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, nhà máy đã cắt giảm trên 90% tổng số phí nước thải phải nộp từ 363 triệu đồng xuống còn 35 triệu đồng. Mặt khác, xu hướng giảm còn có thể phản ánh những bất cập trong công tác thu phí. Do năng lực hạn chế nên số phí thu được hàng năm giảm xuống. Theo đánh giá của các các bộ quản lý và các nhà nghiên cứu, việc triển khai NĐ 67 tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa hiệu quả (Thanh, L.H, 2006). Ba nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là (1) thiếu định hướng và phương pháp cụ thể, (2) thiếu nhân lực tại mọi cấp quản lý4, và (3) tồn tại rất nhiều bất cập trong việc tính toán, thu phí, thẩm định và đánh giá.

Thực hiện NĐ 67/CP tại Tp. HCM

NĐ 67 được triển khai thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2004. Tp. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc triển khai nghị định về thu phí phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Việc thu phí đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý5. Ngay từ năm 2004, Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh đã soạn

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 91 - 93)