Các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tả

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 80 - 81)

CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN

3.2.2. Các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tả

Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5,2%, thấp hơn mức 6,18% của năm 2008. Tăng trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo đói và thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nhìn chung còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nên đã gây sức ép rất lớn lên môi trường.

Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông-lâm-thủy sản năm 2009 là 1,83%. Với khoảng 70,4% dân số sống ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp đã cung cấp việc làm cho khoảng hơn 60% lực lượng lao động và khu vực nông-lâm-thủy sản đã đóng góp khoảng 20,66% vào GDP (Tổng cục Thống kê, 2009b). Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay đang gây ra những tác động tiêu cực lên môi trường đất và nước do không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trong việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, lạm dụng các loại phân bón và đổ trực tiếp chất thải của vật nuôi không qua xử lý ra môi trường. Hoạt động của ngành thủy sản một mặt đã góp phần tạo ra khoảng 4 triệu việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn nhưng mặt khác cũng đang gây ra những tác động môi trường trên ba khía cạnh chính là: (i) hoạt động khai

thác quá mức và sử dụng các phương pháp đánh bắt hủy diệt đã làm hủy hoại một số hệ sinh thái biển như san hô, thảm cỏ biển, (ii) hoạt động nuôi trồng thiếu qui hoạch và thiếu các biện pháp xử lý chất thải ra môi trường đã gây hủy hoại các hệ sinh thái và làm giảm nơi cư trú của các hệ sinh thái biển và (iii) hoạt động chế biến thủy sản với việc thải ra một khối lượng lớn chất thải độc hại đã gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng là 5,52%. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng từ 39,91% năm 2008 lên 40,24% năm 2009 (Tổng cục Thống kê, 2008 và 2009b). Một số ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang được đầu tư phát triển như cơ khí, chế tạo, điện tử, may mặc, giày dép, chế biến thực phẩm, thủy sản... Tuy nhiên, các sản phẩm này lại tiêu thụ nhiều nguyên liệu và năng lượng và quá trình sản xuất thường gây ô nhiễm môi trường do các chất thải tạo ra từ sản xuất chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra, sự phát triển của các khu công nghiệp chưa được qui hoạch hợp lý và thiếu hệ thống quản lý chất thải một cách toàn diện đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Số lượng các phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt tại các khu đô thị, trong bối cảnh diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới giao thông phân bố không đều, tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị thấp hơn rất nhiều so với tốc độ đô thị hóa và tốc độ tăng phương tiện giao thông cơ giới là những nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)