Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 84 - 85)

CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN

3.3.3. Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn

thải rắn

Chiến lược Quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/12/2009. Mục tiêu chính của chiến lược là “tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất”. Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và đáp ứng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại…

Nhìn chung, cũng như nhiều nước trên thế giới, công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam cho đến nay chủ yếu được thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh và kiểm soát (Command and Control – CAC), theo đó các cộng đồng cũng như các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường cụ thể. Vai trò của nhà nước là đảm bảo sự tuân thủ về môi trường thông qua các chương trình quan trắc và cưỡng chế nghiêm ngặt. Tuy nhiên hiệu quả của những chính sách quản lý môi trường này thành công trong một số trường hợp, nhưng cũng gây thất vọng trong rất nhiều trường hợp khác. Mặc dù có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý môi trường, phương pháp CAC trên thực tế cần được bổ sung bằng các công cụ khuyến khích để kiểm soát ô nhiễm.

Do vậy, cùng với việc ban hành và áp dụng các chính sách quản lý môi trường CAC, ngay từ những năm 1990, tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc thiết kế và phân tích những chính sách quản lý môi trường dựa trên cơ sở khuyến khích kinh tế (eco- nomic incentive-based policies). Những chính sách này được coi là linh hoạt hơn so với các chính sách quản lý môi trường CAC mang tính

truyền thống. Cho tới nay, đã có những bước tiến đáng kể trong sự hiểu biết về cả hai dạng chính sách quản lý môi trường này, đặc biệt thông qua thực tế áp dụng tại Việt Nam. Phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải công nghiệp là một ví dụ điển hình.

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)