- Nâng cao hiệu quả của hệ thống
13 Ethiopia, một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người $160 năm 2007, cũng đã xây dựng tầm nhìn Công nghiệp hoá và Phát triển Nông nghiệp (ADLI) năm
năm 2007, cũng đã xây dựng tầm nhìn Công nghiệp hoá và Phát triển Nông nghiệp (ADLI) năm 1991. Nội dung của tài liệu này chi tiết hơn nhiều so với Chiến lược Phát triển công nghiệp Ethiopia (2003) và các chiến lược ngành khác. Chiến lược phát triển công nghiệp này nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực tư nhân và phát triển nông nghiệp, coi đó là nguồn lực để công nghiệp hoá, hướng vào xuất khẩu, coi trọng các khu vực kinh tế có độ hàm chứa lao động cao và nhấn mạnh vai trò hướng dẫn của nhà nước. Các khu vực được ưu tiên là thịt, da, sản phẩm da; dệt may, chế biến thực phẩm, xây dựng, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các kế hoạch hành động cho ngành dệt may và đồ da cũng đã được dự thảo và đang được triển khai với sự giúp đỡ của UNIDO, GTZ, USAID, và các nhà tài trợ khác. Một uỷ ban theo dõi xuất khẩu sẽ rà soát mỗi tháng một lần hoạt động của các ngành công nghiệp chủ chốt. Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế cũng thường xuyên đối thoại với các công ty, các hiệp hội công nghiệp, các phòng thương mại và công nghiệp quốc gia và địa phương. Sự tham gia của khu vực tư nhân được khích lệ bởi Diễn đàn tư nhân- nhà nước thường xuyên diễn ra.
những vấn đề trên thì chúng tôi chỉ nhấn mạnh hai vấn đề về quy trình và hai vấn đề về tổ chức có liên quan chặt chẽ với nhau và là nguyên nhân chính dẫn đến chủ nghĩa hình thức, thiếu sáng tạo và phản hồi nhanh trong quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam. Những vấn đề này chúng tôi chỉ thấy ở Việt Nam mà không thấy ở bất kỳ nền kinh tế tăng trưởng cao nào khác tại khu vực Đông Á14.
Vấn đề nghiêm trọng nhất về quy trình nảy sinh trong quá trình thiết kế và thực hiện các chiến lược và kế hoạch hành động công nghiệp là thiếu sự tham gia của cộng đồng kinh doanh và thiếu sự phối hợp liên bộ khiến cho chính sách được thông qua kém hiệu quả, thậm chí không thể triển khai thực hiện được. Tại bất kỳ quốc gia đang phát triển nào, việc triển khai thực hiện chính sách đều là một thách thức lớn do thiếu hụt ngân sách, thiếu nguồn nhân lực và thiếu một cơ chế phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ các chính sách không được triển khai thực hiện ở Việt Nam đặc biệt cao không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà ở cả các lĩnh vực khác. Thậm chí có thể nói rằng ở Việt Nam có rất ít chính sách được thực hiện đúng như quy định do sự chậm chễ trong việc chuẩn bị “chi tiết triển khai”, do không có ngân sách cần thiết, do thiếu nhân lực và trang thiết bị, do thiếu sự ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp và do thiếu khả năng cũng như sự quan tâm của các bộ ngành có trách nhiệm giải quyết những vấn đề này15.
Quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam gần như chỉ thuộc phạm vi của chính phủ với sự tham gia rất nhỏ của các bên liên quan. Trong mỗi bộ, yêu cầu soạn thảo một quy hoạch được đưa xuống cho một nhóm soạn thảo – thường bao gồm các chuyên viên cấp trung và một vài chuyên viên trong bộ. Nhóm này thu thập dữ liệu nội bộ và dữ liệu từ các bộ khác, có thể phối hợp với một số chuyên gia ở các bộ khác và