Dấu hiệu bong bóng thị trường tài sản và đầu cơ thao túng thị trường

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 38 - 43)

kiểm soát lạm phát trong năm 2010 do tác động của độ trễ tiền tệ.

1.4.4. Dấu hiệu bong bóng thị trường tài sản và đầu cơ thao túng thị trường thị trường

Sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán giai đoạn tháng 8 - 10 năm 2009 gần trùng khớp với giai đoạn tăng trưởng mạnh của cho vay hỗ trợ lãi suất. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra xoay quanh việc có hay không sự chảy vốn hỗ trợ sản xuất sang đầu tư chứng khoán? Việc luân chuyển vốn trực tiếp có lẽ khó thể xác minh được, tuy nhiên, một cách gián tiếp thì có thể lý giải. Thứ nhất, khi lãi suất cho vay giảm, chi phí huy động giảm, việc gửi tiền ngân hàng không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, do vậy, dòng tiền sẽ chuyển sang đầu tư vào thị trường chứng khoán, đặc biệt là thời điểm các công ty niêm yết công bố kết quả kinh doanh quí 3 rất khả quan. Thứ hai, cùng với việc thị trường chứng khoán nóng dần lên, thu hút các nhà đầu tư tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính, các công ty chứng khoán và ngân hàng, chuyển dịch dần sang cho vay cầm cố chứng khoán, thay vì đầu tư tín dụng thông thường. Nhiều yếu tố tác động thuận chiều đã dẫn đến giá chứng khoán tăng mạnh trong vòng 2-3 tháng cuối quí 3. Những dấu hiệu của việc làm giá và đầu cơ thao túng thị trường đã xuất hiện ỏ một số mã chứng khoán. Kết quả là, sang đến quí 4, mặc dù kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết vẫn được dự báo là khả quan, các tín hiêu kinh tế vĩ mô khá tích cực, song các VN-index vẫn liên tục sụt giảm, quay trở về ngưỡng dưới 500 điểm vào những tháng cuối năm 2009.

Thị trường bất động sản trong thời gian qua cũng bị tác động mạnh của việc điều hành lãi suất. Có thể nói, có 3 nhóm đối tượng vay vốn liên quan đến bất động sản: (i) nhà đầu tư sơ cấp là các chủ công trình, dự án kinh doanh bất động sản, (ii) nhà đầu tư thứ cấp là những người buôn bán bất động sản để kiếm lời và (iii) người tiêu dùng mua nhà để ở. Cả ba nhóm đối tượng trên đều dùng bất động sản là tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Cả ba nhóm đối tượng trên đều có tỷ lệ vốn

vay/vốn tự có là rất cao, thường gấp vài ba lần, thậm chí vài chục lần. Do vậy, trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất hấp dẫn, vay ngân hàng để kinh doanh nhà phát triển mạnh, thị trường bất động sản càng hấp dẫn, giá nhà lại càng tăng. Khi chính sách tiền tệ chuyển sang thắt chặt, chi phí vốn vay cao, nhà đầu tư bị ứ đọng vốn vào các công trình dang dở, nguồn vốn vay ngân hàng sụt giảm, kinh doanh nhà đất lại không còn hấp dẫn nữa, thị trường nhà đất lại hạ nhiệt.

Có thể thấy, việc điều hành chính sách tiền tệ có những tác động nhất định đến các thị trường tài sản như thị trường chứng khoán hay bất động sản. Dù trực tiếp hay gián tiếp, các tác động này có thể tích cực hoặc tiêu cực, song các nhà điều hành chính sách cần xem xét cơ chế tác động liên thông giữa các thị trường để tránh tình trạng “đánh thị trường này” để “cứu thị trường kia”.

1.4.5. Kết luận

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào lượng hoá được hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP. Kết quả điều hành vĩ mô nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng ở Việt nam đã mang lại tốc độ tăng trưởng GDP thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới (5,2% năm 2009). Tuy nhiên, kết quả này không chỉ do tác động của chính sách HTLS mà là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp và chính sách khác. Có thể, có những chính sách có tác động tiêu cực, có chính sách có tác động tích cực, các tác động có thể triệt tiêu hoặc khuyếch đại lẫn nhau, nhưng tựu chung lại, mang đến một kết quả tăng trưởng GDP dương, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Song, thiết nghĩ lượng hoá được những tác động này, dự báo được tác động tích cực và tiêu cực sẽ giúp cho cơ quan hoạch định chính sách có thể điều hành chiến lược một cách dài hơi hơn, các doanh nghiệp chủ động hơn trong điều hành hoạt động kinh doanh. Nếu các lợi ích và chi phí của một chính sách kinh tế sẽ được cân nhắc, đo lường, tính toán thì hiệu quả chính sách sẽ cao hơn.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), 2009, “Hệ thống ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng”, Hội thảo JICA tháng 11/2009. Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2009, “Bài học từ hỗ trợ lãi suất”, Thời Báo Kinh tế Sài gòn, 31/12/2009.

Ngân hàng Thế giới, "Báo cáo của Ngân hàng thế giới tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam", 2009.

Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Minh Huệ ( 2009), “Tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động ngân hàng”, Hội thảo quốc tế “Tài trợ vốn cho các doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế”, Diễn Đàn phát triển Việt Nam, 2009.

Trần Bắc Hà, 2009 “Vai trò của chính sách tiền tệ ở Việt nam và một số gợi ý chính sách” , Hội thảo “Vai trò của chính sách tiền tệ ở Việt nam trong giai đoạn khủng hoảng” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Đà lạt.

Vũ Thành Tự Anh, 2009, “Nhìn nhận tác động và phản ứng trước khủng hoảng tài chính toàn cầu của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam”, Hội thảo UNIDO tháng 12/20095

Tiếng Anh

Adam B.Ashcraft, Murillo Campello (2007). Firm balance sheets and monetary policy transmission, Journal of Monetary Economics 54, p 1515-1528

Paul R.Bergin, Giancarlo Corsetti (2008). The extensive margin and monetary policy, Journal of Monetary Economics 55, p 1222-1237

Klaus Adam, Roberto M.Billi (2008). Monetary conserves and fiscal policy, Journal of Monetary Economics 55, p 1376-1388

Kraugman, P. ( 2000). International Economics, theory and policy (5th edition), Reading, MA: Addision – Welsley

Xie Ping, Zhang Xiaopu (2002). The coordination between monetary policy and exchange rate policy in an open economy in transition- A case study on China from 1994 to 2000, Journal of Asian Economics 14, p 327-336

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)