Chất thải rắn

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 75 - 76)

CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN

3.1.5. Chất thải rắn

Chất thải đang là mối quan tâm toàn cầu vì đi kèm với tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lượng phát thải. Ở Việt Nam, trong những thập niên gần đây, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang diễn ra với tốc độ tương đối nhanh nên bên cạnh những thành quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn đô thị.

Mặc dù dân số đô thị chỉ chiếm 29% dân số cả nước nhưng tỷ lệ chất thải sinh hoạt đô thị chiếm tới 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước. Tính trên phạm vi cả nước, hệ thống thu gom chất thải rắn mặc dù đang ngày càng được cải thiện nhưng tỷ lệ thu gom mới đạt hơn 70%. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt 10-20%. Biện pháp xử lý chủ yếu đối với chất thải rắn vẫn là chôn lấp và trên thực tế có rất ít bãi chôn lấp hợp vệ sinh (chỉ chiếm 19%). Các chất thải chủ yếu được chôn lấp ở những bãi rác lộ thiên và vị trí chôn lấp được bố trí gần các khu dân cư. Việc xử lý chất thải rắn để làm phân hữu cơ mới được thực

hiện thí điểm ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Việt Trì... Nhà máy xử lý rác của Hà Nội công suất 210 tấn rác/ngày do UBND Thành phố Hà Nội tài trợ mới chỉ đạt 70% công suất do khó khăn về phân loại rác. TP. Hồ Chí Minh có nhà máy xử lý rác với công suất thiết kế 250-300 tấn/ngày đêm nhưng mới chỉ đạt công suất 500kg/ngày đêm.

Với tốc độ tiêu dùng và sản xuất tăng nhanh, lượng chất thải rắn đô thị hàng năm sẽ tăng mạnh. Dự báo đến năm 2010, lượng chất thải sinh hoạt ở Việt Nam sẽ ở mức khoảng 23 triệu tấn, trong đó 63% được phát sinh từ các đô thị, tương đương với khoảng 14,5 triệu tấn. Cùng với sự khan hiếm dần các bãi chôn lấp gần nơi phát thải thì việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải và tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng phế thải đang trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh, ước tính doanh thu từ hoạt động tái chế mỗi năm có thể đạt khoảng 135 tỷ đồng và cả nước sẽ tiết kiệm được 200 tỷ đồng nếu giảm được 10% lượng chất thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)