ĐTBD bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 88)

CBCC TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NINH

3.2.1. ĐTBD bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của tỉnh QuảngNinh Ninh

Mục tiêu của ĐTBD CBCC là nâng cao năng lực thực thi công vụ của họ. Nội dung ĐTBD là trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc cho CBCC. Muốn nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác này, trước hết cần thay đổi một cách căn bản quan niệm về ĐTBD của cả CBCC, những người trực tiếp tham gia ĐTBD cũng như bộ máy quản lý công tác này. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra là năng lực làm việc của CBCC sau ĐTBD có đáp ứng yêu cầu công tác quản lý của địa phương hay không. Nói tóm lại, công tác ĐTBD phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, đặc thù của địa phương, từ việc xác định nhu cầu ĐTBD, nội dung ĐTBD, phương pháp, cách thức tiến hành ĐTBD cho phù hợp.

Để công tác ĐTBD bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐTBD có vai trò rất quan trọng. Cũng như các tỉnh khác, Sở Nội vụ Quảng Ninh là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch ĐTBD hàng năm, 5 năm. Khi xây dựng kế hoạch, cần căn cứ vào kế hoạch chung của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời, cần đặc biệt quan tâm đến những nét đặc thù của địa phương. Như đã phân tích trong Chương 2, Quảng Ninh có những đặc điểm đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như những nét đặc thù về đặc điểm đội ngũ cán bộ. Những nét đặc thù đó, cần phải tính đến một cách đầy đủ trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD. Ngoài ra, khi xây dựng kế hoạch ĐTBD, cần chú ý đến những yêu cầu cụ thể sau:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo phải căn cứ trên những nhu cầu ĐTBD của tổ chức và phải trả lời các câu hỏi lớn như chúng ta sẽ đi đến đâu (mục tiêu)?

Hiện nay chúng ta đang ở đâu (hiện trạng)? chúng ta đi đến đó bằng cách nào (phương tiện)? kế hoạch ĐTBD phải có tính khả thi, không dự kiến quá nhiều, không đưa ra nhiều ảo tưởng, và phải đánh giá đúng thực trạng làm căn cứ xây dựng kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo không thể xa rời những định hướng chung, con đường tiến chung của tổ chức. Những định hướng phát triển chung của tỉnh là mục tiêu cần hướng tới cho việc lập kế hoạch ĐTBD. Các văn bản pháp lý chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên; Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch, tạo khung pháp lý cho công tác này ở địa phương.

- Đảm bảo tính khách quan, khoa học là yêu cầu cần thiết đối với việc xây dựng kế hoạch đào tạo. Kế hoạch đào tạo không thể áp đặt theo ý chí chủ quan của người lập kế hoạch mà phải được xây dựng trên cơ sở những thông số khách quan, được tính toán một cách khoa học, trong đó các số liệu về số lượng, trình độ, nhu cầu, năng lực của các cơ sở ĐTBD, nguồn kinh phí là rất quan trọng. Xây dựng kế hoạch mà thiếu tính khách quan sẽ dẫn tới duy ý chí trong kế hoạch và như vậy kế hoạch ít tính khả thi, viển vông, mang tính trang trí nhiều hơn là tính hiện thực.

- Đảm bảo tính hợp lý và thuyết phục là yêu cầu hàng đầu đối với công tác xây dựng kế hoạch đào tạo. Tính hợp lý không chỉ thể hiện trong các mục tiêu của kế hoạch - không quá cao, không quá thấp, không chung chung; trong xác định thời gian thực hiện - không quá dài, không quá ngắn, không quá sớm hoặc quá muộn; mà còn thể hiện trong việc xác định các hoạt động để đạt được mục tiêu, việc phân bổ, điều động các nguồn lực, xác định hợp lý các chi phí cần thiết và hoạt động kiểm tra đánh giá. Kế hoạch phải đưa ra những con số, cách lựa chọn đường đi, các giả thiết thuyết phục được mọi người và kế hoạch còn cần phải được mọi người ủng hộ, tán thành và nỗ lực thực hiện.

Cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về ĐTBD cần xác định và chỉ đạo các đơn vị bộ, ngành địa phương trong nghiệp vụ quản lý đào tạo về xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn.

Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cần nhắm vào các mục tiêu ưu tiên, như: - Đào tạo bồi dưỡng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nghiệp vụ của ngạch công chức.

- Nâng cao năng lực thực hiện công việc cho đội ngũ công chức hành chính trong bộ máy hành chính nhà nước.

- Gắn ĐTBD với sử dụng công chức; đảm bảo thực hiện tốt mối quan hệ giữa đào tạo - sử dụng - đề bạt - luân chuyển trong công tác cán bộ.

- Thực hiện đào tạo bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm.

- Có kế hoạch đào tạo với đào tạo lại; ĐTBD với tự đào tạo, tự bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 88)