ĐỊNH SỐ 40/2006/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 2596/KH-UBND ngày 28/7/2006 về đào tạo, bồi dưỡng CB,CC tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010, xác định rõ mục tiêu và xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cho từng nội dung, từng đối tượng theo lộ trình cụ thể. Phân công trách nhiệm thực hiện cho các cơ quan liên quan theo thẩm quyền. Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung ương như:
- Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác Hội nhập kinh tế giai đoạn 2003-2010;
- Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với CB,CC công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
- Quyết định số 31,34/2006/QĐ-TTg; Quyết định số 28/2007/QĐ-TTg ngày 28/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với lãnh đạo và cán bộ công chức cấp xã;
- Quyết định số 83/2007/QĐ-TTg ngày 08/6/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và CB,CC QLNN về Tôn giáo giai đoạn 2006-2010;
- Các dự án cấp Bộ ngành về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng làm việc như: Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương; dự án ADB của Bộ Nội vụ; dự án về Công nghệ thông tin ...
Theo đó tỉnh Quảng Ninh có một số văn bản triển khai thực hiện như: Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 01/2/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tỉnh QN giai đoạn 2006-2010;
Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 29/3/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai giảng dạy tiếng Dân tộc Dao Thanh Phán cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc sinh sống thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Hàng năm, căn cứ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, Sở Nội vụ đã có các văn bản hướng dẫn các Sở, ban, ngành và địa phương tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.
Trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các Sở, ban, ngành và địa phương, Sở Nội vụ tiến hành tổng hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của tỉnh, tổ chức họp liên ngành lấy ý kiến tham gia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thực hiện.
Sau khi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Nội vụ chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo thống nhất kế hoạch mở lớp, giao chỉ tiêu, kinh phí cho các đơn vị thực hiện, xét duyệt danh sách học viên đăng ký, thông báo triệu tập học viên đủ điều kiện cử đi đào tạo, bồi dưỡng .
Trong quá trình triển khai đào tạo, bồi dưõng, Sở Nội vụ thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo để quản lý học viên, kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức lớp học. Cử cán bộ và chuyên viên giám sát lịch giảng dạy, nắm bắt tình hình học tập và kết quả đào tạo, kịp thời điều chỉnh những bất cập vướng mắc trong quá trình tổ chức các lớp học.
Kết thúc mỗi lớp học, Sở Nội vụ tiến hành lập hồ sơ lưu gồm: Quyết định chiêu sinh kèm theo danh sách học viên; kế hoạch giảng dạy; bảng điểm học tập; báo cáo tổng kết lớp học; Quyết định công nhận kết quả kèm theo danh sách học viên hoàn thành khoá học.
Ngoài kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của tỉnh thực hiện từ nguồn kinh phí tỉnh cấp, hàng năm, các Sở, ban, ngành và các địa phương đều được cấp kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để chủ động đáp ứng các nhu cầu đột xuất (trong nguồn kinh phí chi thường xuyên hàng năm phân bổ cho các đơn vị).
Quy trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đã được đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng đối tượng theo phân cấp hiện hành.