NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1 Đánh giá chung

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 112 - 117)

1. Đánh giá chung

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg và các văn bản hiện hành quy định về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nguồn nhân lực của tỉnh. Đào tạo, bồi dưỡng đã được thực hiện toàn diện, ở tất cả các nội dung như: Nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện công vụ, kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ) cho cán bộ, công chức các cấp chính quyền. Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh và trang bị kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ trước khi bổ nhiệm; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức xã đảm bảo có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách ở các xã, thôn và tổ dân phố.

Trong 5 năm qua, thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ninh đã có bước đổi mới và chuyển biến tích cực, gắn sát với công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ. Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm tăng dần. Việc đào tạo và đào tạo lại theo quy định và chuẩn hoá các chức danh đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý đặc biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số được quan tâm. Đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã được nâng lên, cơ bản đáp ứng được

mục tiêu chiến lược về công tác cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học ngày càng tăng; các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực và chuyên môn nghiệp vụ được các địa phương đơn vị quan tâm, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Các đơn vị đã bố trí sắp xếp công việc, cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Tỉnh đã giải quyết tốt các chế độ chính sách cho người đi học. Đại đa số cán bộ, công chức, viên chức xác định được trách nhiệm của bản thân khi tham gia các khoá học, chủ động sắp xếp công việc, thời gian và tự túc một phần kinh phí trong quá trình học tập, nâng cao trình độ.

Sau đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, hiệu quả công tác ngày càng được nâng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

2. Những ưu điểm và tồn tại, bài học kinh nghiệm trong đào tạo, bồidưỡng giai đoạn 2006 - 2010 dưỡng giai đoạn 2006 - 2010

a/Ưu điểm.

- Đối với sự chỉ đạo của các cơ quan Trung ương

Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành triển khai thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg đã được ban hành kịp thời, cụ thể, theo các nội dung quy định về đào tạo, bồi dưỡng. Có các chỉ tiêu đặt ra phù hợp với các loại hình vùng, miền.

Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện các nội dung, chương trình, đề án, dự án theo kế hoạch, kịp thời đánh giá, điều chỉnh công tác tổ chức thực hiện.

Cơ sở đào tạo của Trung ương đã tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nội dung, đối tượng, địa bàn để các địa phương tổ chức thực hiện. Tổ chức bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên. Công tác phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo của Trung ương cho cơ sở đào tạo của các địa phương đã được thực hiện triệt để. Chuyển giao thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng tài liệu đã được tiến hành tốt, nâng cao tính chủ động của địa phương.

- Đối công tác triển khai, tổ chức thực hiện của tỉnh

Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 2596/KH-UBND ngày 28/7/2006 về việc đào tạo, bồi dưỡng CB,CC của tỉnh giai đoạn 2006-2010 và giao cho các cơ quan chức năng triển khai Kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả, đặc biệt quan tâm đến việc cấp kinh phí hàng năm cho các đơn vị thực hiện Kế hoạch.

Cấp uỷ, lãnh đạo địa phương, đơn vị thuộc tỉnh có quan điểm, chủ trương tích cực trong công tác định hướng bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ, công chức. Quan tâm chỉ đạo điều hành công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp sau đào tạo. Bám sát mục tiêu kế hoạch đề ra, tập trung đào tạo theo quy hoạch:

gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu vị trí làm việc và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, bậc, chức danh và vị trí công tác. Làm tốt công tác dự báo nhu cầu, chọn cử đi đào tạo đúng vị trí, đúng người cần học.

Tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng. Năm 2004, tỉnh đã ban hành Quyết định số 2871/2004/QĐ-UB quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng CB,CC và thu hút nhân tài riêng của tỉnh, theo đó cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngoài các chế độ đi học, học viên còn được hỗ trợ tiền ăn, tiền tài liệu, tiền đi thực tế ...và được hưởng hỗ trợ một lần sau đào tạo. Thực tế, trong những năm qua, việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ này đã tạo những điều kiện thuận lợi cơ bản cho nguời học nâng cao kiến thức mọi mặt, nhất là đào tạo ở trình độ sau đại học.

b/ Tồn tại

- Đối với công tác chỉ đạo của các cơ quan Trung ương:

Hệ thống văn bản chỉ đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng của chính phủ, các bộ ngành và của tỉnh còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ; Phân cấp về đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới, thiếu triệt để. Hiện tại Luật cán bộ, công chức đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu, chưa đồng bộ nên có vướng mắc trong việc xây dựng kế hoạch và chọn cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Chính sách về tài chính cho công tác đào tạo còn chậm sửa đổi chưa phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương (định mức cho đào tạo, bồi dưỡng; mục chi).

Nội dung của một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được thực tiễn đặt ra: chương trình bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu thực tế, thiếu sự liên thông giữa các bậc học, có sự trùng lặp về nội dung gây lãng phí về thời gian và kinh phí; Một số giáo trình giảng dạy nội dung chưa được cập nhật thường xuyên nên không đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Nội dung bài giảng chưa sát, chưa phù hợp với từng đối tượng, chưa đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, do vậy sau đào tạo có tình trạng cán bộ, cong chức vẫn còn lúng túng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết công vụ.

Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài còn ít về chỉ tiêu, thời gian triển khai hạn chế nên dẫn đến tình trạng không thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Các khoá học mới dừng ở việc bồi dưỡng ngắn hạn;

- Đối với công tác triển khai, thực hiện của tỉnh:

Khi triển khai thực hiện Quyết định 40/2006/QĐ-TTg, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị và địa phương thuộc tỉnh chưa đồng đều, chưa đáp ứng với đòi hỏi ở nhiều vị trí công tác. Có tình trạng thiếu cán bộ có trình độ cao, tham mưu tốt ở một số lĩnh vực chủ chốt như y tế, giáo

dục. Đặc biệt ở một số vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, đa số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn còn thấp nhưng vì nhiều nguyên nhân đã không thể tham gia đào tạo, bồi dưỡng nên chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hoá, còn hạn chế về năng lực thực thi công vụ.

Việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng ở một số nội dung còn có hạn chế như: Số lượng được cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị, QLNN chương trình chuyên viên cao cấp còn ít ; Một số địa phương, đơn vị thuộc tỉnh còn yếu về công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu cử đi đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đào tạo, sử dụng sau đào tạo.

Một số giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh còn thiếu kinh nghiệm về thực tiễn trên các lĩnh vực quản lý nên trong quá trình giảng dạy chất lượng bài giảng còn hạn chế, chất lượng đào tạo có mặt chưa theo kịp yêu cầu đặt ra.

Chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh chưa có sức hút mạnh; Một số địa phương thuộc thuộc vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh do khoán chi ngân sách hành năm ổn định nên việc dành kinh phí cho cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức bị hạn chế.

Tỉnh Quảng Ninh với đặc thù là tỉnh biên giới có 70% là vùng núi, biên giới, hải đảo. Vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (có xã đến hơn 90% là người dân tộc thiểu số), tốc độ độ thị hoá diễn ra nhanh chóng, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng cao, vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn chưa thể đáp ứng kịp với yêu cầu đặt ra.

3/ Một số đề xuất, kiến nghị

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã có những kết quả khả quan. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên, để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tỉnh có một số đề xuất như sau:

- Về chương trình, tài liệu học tập: Đề nghị các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ sớm ban hành chương trình, giáo trình mới. Khi thiết kế chương trình cần đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học. Nội dung chương trình phải đáp ứng việc học tập nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế;

- Về đội ngũ giảng viên: các cơ sở đào tạo cần tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và bổ sung, cập nhật kiến thức mới; Tăng cường giảng viên thỉnh giảng đang công tác ở cấp bộ, ngành Trung ương để học viên có cơ hội tiếp cận với thông tin mới và bổ sung kỹ năng tác nghiệp, xử lý tình huống trong quá trình thực thi công vụ.

- Tiếp tục hỗ trợ tỉnh về kinh phí, hỗ trợ các khoá đào tạo, bồi dưỡng theo các dự án của Bộ, ngành, của các tổ chức quốc tế.

4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC trong nước của tỉnh QuảngNinh năm 2011: Ninh năm 2011:

a/ Đào tạo, bồi dưỡng trong nước

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2011 -2015, ngay từ cuối năm 2010 tỉnh đã có chủ trương thông báo đến các địa phương đơn vị thuộc tỉnh tiến hành đánh giá công tác cán bộ, lập quy hoạch chọn cử đối tượng tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với chức danh và vị trí công tác;

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ và chủ trương của tỉnh về xây dựng xã hội học tập, các cơ quan tham mưu đã xây dựng Kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt với số kinh phí là 16.500 triệu đồng, trong đó tập trung cho các nội dung đào tạo, bồi dưỡng trình độ Cao cấp Lý luận chính trị, các Kỹ năng lãnh đạo quản lý và Kỹ năng nghiệp vụ. Về chuyên môn nghiệp vụ ưu tiên cử người đi đào tạo trình độ Sau đại học, đào tạo trình độ CĐ, ĐH cho đối tượng cấp xã đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản 100% công chức xã có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên.

Chỉ tiêu xây dựng cho các nội dung đào tạo, bồi dưỡng

- Trình độ Lý luận chính trị: có 1581 lượt người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trình độ Cao cấp và Trung cấp

- Quản lý nhà nước: có 260 lượt người được cử đi tham gia các lớp bồi dưỡng QLNN chương trình Chuyên viên chính và Chuyên viên

- Chuyên môn nghiệp vụ: có 849 lượt người được cử đi đào tạo từ trình độ cao đẳng trở lên, 5847 lượt người được cử đi bồi dưỡng về chuyên môn

- Bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ: có 1145 lượt người - Bồi dưỡng Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: 1520 lượt người - Trình độ ngoại ngữ: 200 lượt người

- Trình độ tin học: 600 lượt người . - Đào tạo tiếng Dân tộc: 70 lượt người

Kinh phí đề nghị UBND tỉnh cấp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC trong nước năm 2011 là 36.435 triệu đồng. Trong đó dự kiến ngân sách TW là 600 triệu đồng; Ngân sách địa phương là 17.100 triệu đồng; Nguồn khác là 18.375 triệu đồng.

(Chi tiết số liệu đào tạo, bồi dưỡng xem phụ biếu BM: 09ĐT-01)

b/ Đào tạo, bồi dưỡng ở ngước ngoài

Tranh thủ các nội dung bồi dưỡng nhân lực của các chương trình, dự án, khuyến khích và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cử được CB,CC,VC đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, đặc biệt ở các các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và Kỹ năng hoạt động nghề nghiệp

Kinh phí dự kiến cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho CB,CC,VC của tỉnh Quảng Ninh năm 2011 theo chương trình của các dự án là 122.700 USD.

(Chi tiết số liệu đào tạo, bồi dưỡng xem phụ biếu BM: 10ĐT-01)

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w