Xây dựng và phát triển các cơ sở ĐTBD

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 61)

Cũng như các tỉnh khác trên cả nước, hệ thống các cơ sở ĐTBD CBCC ở tỉnh Quảng Ninh bao gồm Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ trực thuộc Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh[39], chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự chỉ

đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Theo Quyết định số 184-QĐ-TW của Ban Chấp hành trung ương, biên chế của trường chính trị không quá 60 người với cơ cấu tổ chức gồm ban giám đốc, tối đa 4 khoa, 3 phòng. Tính đến tháng 7-2011, tổng số CBCC, viên chức, nhân viên của trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ là 54 người, trong đó, CBCC: 46 người; nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68 của Chính phủ: 3 người; hợp đồng không xác định thời hạn: 5 người. Cụ thể, Ban

Giám đốc có 3 người (1 giám đốc và 2 phó giám đốc); Khoa Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh: 8 người; Khoa Nhà nước và pháp luật: 7 người; Khoa Xây dựng Đảng: 6 người; Khoa Dân vận: 5 người; Phòng Đào tạo: 6 người; Phong Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu: 3 người; Phòng Tài chính - Hành chính - Quản trị: 16 người.

Về trình độ, có 45 người có trình độ đại học trở lên, trong đó có 13 người là thạc sỹ (2 người đang là nghiên cứu sinh); 4 người đang học cao học. Trong số cán bộ, giáo viên của Trường có 1 người có 3 bằng đại học; 12 người có 2 bằng đại học. Trình độ của cán bộ, giáo viên của trường tập trung váo các nhóm ngành như sau:

- Chuyên ngành luật học, hành chính: 12 người, trong đó có 5 thạc sỹ (1 nghiên cứu sinh); 2 người đang học cao học.

- Ngành khoa học xã hội và nhân văn; lịch sử và lịch sử Đảng: 9 người, trong đó có 1 thạc sỹ và 1 người đang học cao học.

- Chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: 16 người, trong đó có 4 thạc sỹ (1 nghiên cứu sinh); 3 người đang học cao học.

- Nghiệp vụ chuyên môn (kế toán, quản trị kinh doanh, tin học): 8 người. Về độ tuổi, dưới 40 tuổi: 24 người; từ 40 đến 50 tuổi: 12 người; trên 50 tuổi: 8 người.

Về trình độ lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị và tương đương: 27 người; trung cấp lý luận chính trị và tương đương: 16 người.

Trong tổng số CBCC, viên chức thì đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức có 38/49 người, chiếm tỷ lệ 77,5%.

Về trình độ đội ngũ giảng viên, 38/38 giảng viên có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 13 thạc sỹ (2 nghiên cứu sinh); 4 người đang học cao học. Về nghiệp vụ sư phạm, 35/38 giảng viên đã được tập huấn nghiệp vụ sư

phạm ngắn hạn hoặc dài hạn do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

Về cơ sở vật chất, khuôn viên hiện nay của trường có diện tích 4.130 m2, trong đó, đã xây dựng: 3.253 m2. Hiện nhà trường có 5 phòng học 72 học viên; 2 phòng học 120 học viên; 17 phòng chức năng. Tất cả các phòng này đều được trang bị điều hòa nhiệt độ. Trường có 22 phòng ở học viên; 2 phòng khách; nhà ăn 2 tầng cho 125 người; 1 xe ô tô 4 chỗ. Phòng vi tính có 46 máy tính bàn. Ngoài ra, Trường còn được trang bị 13 máy tính xách tay; 15 bộ máy chiếu đa năng kỹ thuật số. Các khoa, phòng ban đều được trang bị máy tính, máy in.

Nhìn chung, cơ sở vật chất của Trường đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm đầu tư đáng kể nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu công tác ĐTBD hiện nay.

Về chế độ, chính sách, quản lý, Trường thực hiện theo Quyết định số 184-QĐ-TW ngày 03-9-2008 của Ban Bí thư trung ương quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quyết định số 1260-QĐ-TU ngày 10-11-2008 của Ban thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh quy định quản lý và tổ chức cán bộ. Ngoài ra, các chế độ, trợ cấp Trường thực hiện theo chính sách chung của Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh.

Trung tâm giáo dục thường xuyên và đào tạo cán bộ tỉnh Quảng Ninh.

Trung tâm được thành lập ngày 16-10-1978 theo Quyết định số 654/QĐ- UB của UBND tỉnh Quảng Ninh, lúc đầu với tư cách là tổ chức thống nhất quản lý các lớp đại học tại chức trên địa bàn tỉnh. Ngày 06-03-2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 597/QĐ-UBND về việc đổi tên thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Đào tạo cán bộ tỉnh Quảng Ninh.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh có nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của CBCC và nhân dân nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trung tâm có 3 khoa là Khoa tiếng Trung, Khoa tiếng Anh và Khoa tin học; 3 phòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức - Hành chính và Phòng Tài chính - Kế toán. Về các tổ chức chính trị - xã hội, Trung tâm có Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên.

Là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính (tỉnh cấp một phần kinh phí hoạt động) nhưng cán bộ, giảng viên Trung tâm trong những năm qua đã nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn, hoàn thành một khối lượng lớn nhiệm vụ ĐTBD, góp phần quan trọng vào công tác ĐTBD CBCC cho tỉnh.

Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo Quyết định số 185 ngày 03-09-2008 của Ban Bí thư trung ương, các trung tâm bồi dưỡng chính trị được thành lập tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đó là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp uỷ và UBND cấp huyện. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức ĐTBD về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, kiến thức QLNN cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng ĐTBD của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các trung tâm có nhiệm vụ:

- Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thị

của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện;

- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, QLNN, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ Đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở;

- Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển Đảng; lý luận chính trị cho Đảng viên mới; nghiệp vụ công tác Đảng cho cấp uỷ viên cơ sở;

- Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách…cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Nhìn chung, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn; đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế. Theo Báo cáo thực trạng công tác ĐTBD của trung tâm chính trị cấp huyện ngày 02/07/2009 của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ thì thấy các chương trình bồi dưỡng chưa đa dạng, mới chú trọng về lý luận chính trị, phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chưa chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng hành chính. Chất lượng của một số chương trình chưa cao, chưa sát cơ sở, thiếu tính thực tiễn. Thiếu chương trình bồi dưỡng cho cán bộ đoàn thể chính trị - xã hội. Một số nơi còn rút ngắn chương trình. Hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị - hành chính chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu. Việc tổ chức mở lớp ở nhiều nơi còn mang tính chất đại trà, hình thức, chất lượng thấp.

Tổ chức một số bộ máy trung tâm chậm được kiện toàn. Số lượng CBCC nhìn chung còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đảm bảo. Chế độ, chính sách đối với người dạy và người học chậm đổi mới, chưa thống nhất. Cơ sở vật

chất và trang thiết bị của các trung tâm còn nghèo nàn, một số trung tâm chưa có trụ sở, phòng học ổn định.

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 61)