Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 78)

2.3.2.1. Những hạn chế:

Trước tiên, đó là công tác ĐTBD CBCC chưa thực sự chủ động, chưa

gắn chặt với nhu cầu công việc của cơ quan, đơn vị. Cách làm chủ yếu vẫn căn cứ vào công văn từ cấp trên hoặc thông báo chiêu sinh từ các trung tâm đào tạo, bồi dương. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị lập danh sách đăng ký. Trong thực tế, việc cử CBCC đi học là có lựa chọn, nhưng chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, bậc lương mà ít căn cứ vào nhu cầu công việc của cơ quan, đơn vị. Rất ít cơ quan, đơn vị, trên cơ sở nhu cầu của công việc chủ động liên hệ mở lớp ĐTBD cho CBCC của mình.

Thực tế, các cơ quan quản lý cán bộ chưa làm tốt việc xác định các tiêu chí để đánh giá đúng thực chất trình độ và năng lực chuyên môn của CBCC qua họat động thực tiễn để có kế hoạch ĐTBD chuyên sâu hoặc nâng cao những kiến thức mà họ đã được đào tạo trong nhà trường. Vì thế, vấn đề ĐTBD CBCC chủ yếu phụ thuộc vào “cung” của các cơ sở ĐTBD trong hệ thống mà chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu thực tế, từ sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của CBCC.

Thứ hai, công tác ĐTBD chủ yếu nhằm mục tiêu hoàn thiện bằng cấp,

chứng chỉ đáp ứng yêu cầu ngạch, bậc công chức mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng ĐTBD. Vì vậy, đa số học viên chỉ học mang tính đối phó, học

để lấy bằng cấp, chứng chỉ là chủ yếu chứ chưa không phải là để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác. Vì vậy, CBCC tham gia các lớp học thường chỉ nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn về các loại văn bằng, chứng chỉ cần thiết để được bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn mà chưa thật sự chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn để làm việc tốt hơn.

Thứ ba, các chương trình ĐTBD chưa thực sự sâu sát với nhu cầu của

người học. Trên thực tế, công tác ĐTBD của tỉnh mới chỉ triển khai những chương trình chung, cơ bản (ví dụ, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính,…) mà chưa chú ý đến những yêu cầu có tính đặc thù của đội ngũ công chức. Quảng Ninh là tỉnh có địa hình đa dạng, có những vùng đô thị kinh tế phát triển rất sầm uất nhưng cũng có cả địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển. Rõ ràng, cùng với nhóm CBCC cơ sở nhưng nhu cầu ĐTBD của đội ngũ cán bộ này ở hai địa bàn là rất khác nhau.

Thứ tư, công tác quản lý ĐTBD còn nhiều bất cập. Bệnh xuê xoa, đại

khái, thành tích còn khá phổ biến. Học thế nào rồi cũng có “chứng chỉ”. Công tác kiểm tra, sát hạch, cho điểm còn khá hình thức. Mối liên hệ giữa cơ sở ĐTBD và cơ quan, đơn vị cử người đi học chưa được thiết lập thường xuyên. Công tác đánh giá kết quả ĐTBD, nhất là đánh giá cán bộ sau khi học có cải thiện được khả năng chuyên môn, năng lực công tác trong công việc chưa được tiến hành.

Thứ năm, nguồn tài chính cho công tác ĐTBD vốn đã hạn hẹp lại được

sử dụng chưa hợp lý, nhiều khi lãng phí. Điều này thể hiện ngay trong công tác quản lý ĐTBD, công tác cử người đi học. Có những người học đi học lại những khóa bồi dưỡng với những nội dung “na ná” như nhau hoặc đi học

những nội dung không hề liên quan hay bổ trợ cho công việc mà công chức đang đảm nhiệm.

Thứ sáu, mặc dù số lượng CBCC được tham gia ĐTBD hàng năm khá

lớn những số CBCC đang nợ các tiêu chuẩn kiến thức quy định vẫn còn nhiều, nhất là tiêu chuẩn trình độ chuyên môn đối với đội ngũ CBCC cơ sở. Việc lập quy hoạch, kế hoạch cử CBCC đi ĐTBD mới chỉ chú trọng đến những nhiệm vụ trước mắt, chưa có chiến lược lâu dài cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị; tổ chức ĐTBD còn chưa thực sự đúng người, chưa thực sự đúng nội dung. Một số cơ quan còn có tình trạng cử người đi học không đúng mục đích, người làm được việc thì lại không được đi học; người không làm được việc thì thường lại đi học nhiều vì có thời gian; hiện tượng cử cán bộ đi học theo “chế độ” còn nhiều, nhất là các khoá ĐTBD ở ngoài nước. Có cơ quan còn sử dụng kinh phí đào tạo sai mục đích và kém hiệu quả, vi phạm các quy định chi tiêu tài chính hiện hành.

Thứ bảy, phân công, phân cấp quản lý ĐTBD và tổ chức ĐTBD chưa rõ

ràng, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên dẫn đến hiện tượng hoạt động chồng chéo và trùng lặp. Sự phối hợp trong hoạt động quản lý cũng như việc tổ chức ĐTBD giữa các cơ quan chức năng nhiều lúc không kịp thời, chưa thực sự đồng bộ, chưa thành một cơ chế, dẫn đến có rất nhiều hoạt động chồng chéo, trùng lặp, kém hiệu quả. Có những trường hợp CBCC tham gia các khóa bồi dưỡng có nội dung tương tự như nhau, gây lãng phí thời gian, tiền của của Nhà nước.

Thứ tám, chưa chú trọng đúng mức đến việc ĐTBD đội ngũ CBCC

chính quyền cơ sở những vùng khó khăn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xuất phát từ đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội những địa bàn như trên ở Quảng Ninh có khá nhiều. Trong những khu vực như thế, trình độ của đội ngũ cán bộ nói chung còn thấp; số lượng cán bộ chưa đủ điều kiện về trình độ so với quy định

của ngạch công chức còn khá lớn. Nhu cầu ĐTBD ở những khu vực này cao hơn so với mức bình quân chung của cả tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh chưa có chương trình, kế hoạch riêng nhằm đáp ứng nhu cầu ĐTBD của đội ngũ CBCC các khu vực này. Hơn nữa, bản thân nhu cầu cần ĐTBD của đội ngũ CBCC các địa bàn này cũng có những nét đặc thù (trọng tâm vào các mảng kiến thức như tiếng dân tộc, kiến thức quốc phòng, an ninh, dân vận, dân tộc, tôn giáo,…) nhưng các chương trình ĐTBD được triển khai không có những điều chỉnh về nội dung cần thiết để đáp ứng nhu cầu của đội ngũ CBCC.

Thứ chín, về công tác ĐTBD ở nước ngoài, trong những năm qua,

Quảng Ninh cũng đã có nhiều nỗ lực chọn cử CBCC đi đào tạo ở nước ngoài, tuy vậy hiệu quả chưa được như mục tiêu đặt ra, do trình độ ngoại ngữ của đa số CBCC,VC của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu học tập ở nước ngoài. Nhiều chỉ tiêu ĐTBD ở nước ngoài được phân bổ cho tỉnh phải bỏ vì không có người đủ điều kiện về ngoại ngữ để chọn cử đi học. Hơn nữa, các chương trình ĐTBD ở nước ngoài phân bổ chỉ tiêu về tỉnh không mấy hấp dẫn, chương trình học không phù hợp, và ở các nước không thuộc tốp đầu về phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, số CBCC,VC cử đi ĐTBD ở nước ngoài không nhiều, đối tượng cử đi thường là chương trình ngắn hạn dưới 3 tháng và tập trung ở một số lĩnh vực về chuyên môn nghiệp vụ. ĐTBD ở nước ngoài còn ít về chỉ tiêu, thời gian triển khai hạn chế nên dẫn đến tình trạng không thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được cử đi ĐTBD. Các khoá học mới dừng ở việc bồi dưỡng ngắn hạn.

2.3.2.2. Nguyên nhân:

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có nhiều, cả về mặt chủ quan và khách quan. Trong số các nguyên nhân chủ quan có vấn đề về mặt nhận thức. Một bộ phận CBCC chưa nhận thấy hết được vai trò, ý nghĩa của công tác ĐTBD và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Phần đông CBCC chưa xem việc học tập nâng cao trình độ không chỉ là quyền lợi, mà còn là nghĩa vụ, để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Chính vì động cơ học tập không được xác định rõ ràng (học tập để hoàn thiện chứng chỉ, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về ngạch bậc chứ không phải học tập để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ) nên nhiều học viên không thể hiện tinh thần, thái độ đúng đắn, cầu thị trong học tập. Điều này dẫn đến chất lượng ĐTBD không cao; hiệu quả ĐTBD thấp, không đáp ứng mục tiêu đặt ra cho công tác ĐTBD. Bên cạnh đó, còn có vấn đề về năng lực thực hiện công việc. Đội ngũ CBCC thực sự còn yếu về năng lực thực hiện công việc, nhưng trong quản lý CBCC chưa có các chế tài, biện pháp cần thiết để xử lý, tạo áp lực kích thích CBCC tham gia ĐTBD với tinh thần, thái độ tích cực, cầu thị, học tập để nắm vững kiến thức, kỹ năng để làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, kết quả ĐTBD chưa cao, chưa đáp ứng kỳ vọng của tổ chức.

Tinh thần, thái độ thiếu tích cực tham gia ĐTBD của một bộ phận CBCC còn có nguyên nhân từ sự thờ ơ của cấp ủy, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị đối với công tác này. Cấp ủy, thủ trưởng đơn vị không quan tâm xem xét nhu cầu ĐTBD của CBCC; không tạo các điều kiện thuận lợi cho CBCC đi đào tạo (thời gian, bố trí sắp xếp công việc, hỗ trợ kinh phí); cử không đúng đối tượng đi ĐTBD hoặc người cần được ĐTBD thì không cho đi; không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của ĐTBD (xem sau ĐTBD, CBCC làm việc có tốt hơn, hiệu quả hơn) thì không thể tạo động lực tích cực cho những người được cử đi ĐTBD.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, từ tinh thần, ý thức, thái độ của đội ngũ CBCC, chất lượng ĐTBD chưa cao còn có những nguyên nhân từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cơ quan trung ương và địa phương.

Đối với công tác chỉ đạo của các cơ quan trung ương:

- Hệ thống văn bản chỉ đạo về công tác ĐTBD của Chính phủ, các bộ, ngành và của tỉnh còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ; phân cấp về ĐTBD chậm đổi mới, thiếu triệt để. Hiện tại Luật CBCC đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu, chưa đồng bộ nên có vướng mắc trong việc

xây dựng kế hoạch và chọn cử CBCCVC đi ĐTBD và thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh.

- Chính sách về tài chính cho công tác đào tạo còn chậm sửa đổi chưa phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương (định mức cho ĐTBD, mục chi còn thấp, lại chậm được điều chỉnh, gây ra những khó khăn, bất cập trong công tác tổ chức mở lớp, mời giảng viên).

- Các giáo trình, tài liệu ĐTBD kiến thức quản lý nhà nước cho CBCC hiện nay do Học viện Hành chính biên soạn, hướng dẫn thực hiện. Các trường của bộ, ngành và các trường chính trị tỉnh sử dụng các chương trình đã được chuẩn hoá này vào công tác ĐTBD CBCC theo phân cấp quản lý (Công văn số 10/BTCCBCP- CĐT). Nội dung của một số chương trình ĐTBD chưa đáp ứng được thực tiễn đặt ra: chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu thực tế, thiếu sự liên thông giữa các bậc học, có sự trùng lặp về nội dung gây lãng phí về thời gian và kinh phí; một số giáo trình giảng dạy nội dung chưa được cập nhật thường xuyên nên không đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Nội dung bài giảng chưa sát, chưa phù hợp với từng đối tượng, chưa đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, do vậy sau đào tạo có tình trạng CBCC vẫn còn lúng túng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết công vụ. Bên cạnh việc trùng lặp, nội dung các chương trình bồi dưỡng còn chung chung, chưa đạt được độ sâu kiến thức cần thiết cho từng loại CBCC. Phần lớn các chương trình ĐTBD mới chỉ định hướng ở “đầu vào” mà chưa chú ý tới “đầu ra” và chậm được bổ sung, cập nhật.

- Việc ĐTBD kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ cụ thể chưa được chú trọng và thực sự cũng chưa có khả năng đáp ứng tốt.

- Phương pháp đào tạo còn nặng về thuyết trình, lý thuyết, một chiều, chưa phù hợp với đối tượng học là người lớn; phương pháp trao đổi thông tin hai chiều theo kiểu thảo luận, tranh luận, bài tập tình huống còn hạn chế. Phương thức tổ chức lớp học và phương pháp giảng dạy trong ĐTBD CBCC

đang lạc hậu, không theo kịp đòi hỏi của xã hội. Thực tế đa số các lớp bồi dưỡng CBCC hiện nay số lượng người học mỗi lớp quá đông, có thể tới 100 người/lớp và giảng viên trên lớp chủ yếu giảng theo cách thuyết trình hoặc đọc lại các nội dung có sẵn trong giáo trình cho học viên ghi chép nên cả thầy và trò đều thụ động. Thời gian tập trung học cũng quá dài không phù hợp với các chương trình bồi dưỡng và quỹ thời gian cho phép của CBCC.

Những nguyên nhân trên đây không những đã làm giảm chất lượng, hiệu quả của các khoá ĐTBD, mà còn làm giảm bớt sự nhiệt tình của người học.

Đối với công tác triển khai, thực hiện của tỉnh:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật sát sao, mới chỉ chú trọng đến các chỉ tiêu số lượng (số lượng lớp đã mở, số CBCC được đi học và có chứng chỉ,...), chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng, hiệu quả các khóa ĐTBD. Một số địa phương, đơn vị thuộc tỉnh còn yếu về công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu cử cán bộ đi ĐTBD, quản lý CBCC trong quá trình đào tạo cũng như sử dụng sau đào tạo.

- Việc đánh giá ĐTBD còn nặng về hình thức, đánh giá chương trình hoặc khoá ĐTBD CBCC kể cả ngắn hạn và dài hạn phổ biến vẫn là thông qua kiểm tra khi kết thúc chuyên đề, kiểm tra giữa kỳ và thi cuối khoá. Tuy nhiên, việc thi cử, kiểm tra theo cách này mang nặng tính hình thức và không thể phản ánh mức độ học hỏi của học viên.

- Một số giảng viên các cơ sở ĐTBD của tỉnh còn thiếu kinh nghiệm về thực tiễn trên các lĩnh vực quản lý nên trong quá trình giảng dạy chất lượng bài giảng còn hạn chế, chất lượng đào tạo có mặt chưa theo kịp yêu cầu đặt ra.

- Hệ thống cơ sở đào tạo, giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ĐTBD đang còn yếu, thiếu và cần được gấp rút giải quyết để nâng cao chất lượng đào tạo. Được sự quan tâm của HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trường Chính trị tỉnh Quảng Ninh và một số trung tâm chính trị cấp huyện đã

được trang bị một số phòng học đa năng với đầy đủ các phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu một số hoạt động trong công tác ĐTBD CBCC của tỉnh. Tuy nhiên, với lưu lượng ĐTBD hàng năm là khá lớn, các cơ sở vật chất này chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả học viên trong các cơ sở đào tạo. Đặc biệt khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng học, phòng ăn, phòng nghỉ của giảng viên, học viên ở các trung tâm chính trị các huyện, thị xã, thành phố.

- Chính sách khuyến khích ĐTBD CBCC của tỉnh chưa có sức thu hút và bao quát các địa bàn. Một số địa phương thuộc thuộc vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh nhưng do thực hiện khoán chi ngân sách hành năm ổn định nên việc dành kinh phí cho cho công tác ĐTBD CBCC bị hạn chế.

- Tỉnh Quảng Ninh với đặc thù là tỉnh có đường biên giới quốc gia, có tới 70% địa bàn là vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w