Đổi mới nhận thức về trách nhiệm của Nhà nước trong ĐTBD; kết hợp ĐTBD với huấn luyện công chức

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 89 - 92)

hợp ĐTBD với huấn luyện công chức

Đội ngũ CBCC trong bộ máy Nhà nước nước ta được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó một bộ phận lớn là những người tham gia kháng chiến,

bộ đội tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, sau chiến tranh xuất ngũ tham gia vào bộ máy công quyền. Năng lực, trình độ của họ rất khác nhau và đa số là những người không được đào tạo. Họ là những cán bộ, chiến sĩ thông minh, gan dạ, quả cảm trên chiến trường nhưng trong cương vị công tác quản lý nhà nước họ lại là những người không có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phần nhiều làm việc theo thói quen, kinh nghiệm. Trong bối cảnh đó, Nhà nước phải đảm nhận trách nhiệm ĐTBD cho họ. Điều này là hợp lý xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quản lý, từ các quan niệm về trách nhiệm, về chính sách cán bộ của Đảng, về đền ơn, đáp nghĩa,… Thực hiện nhiệm vụ này, hàng năm Nhà nước dành một khoản kinh phí không nhỏ cùng với việc xây dựng cả một bộ máy, hệ thống các cơ sở thực hiện công tác ĐTBD.

Tuy nhiên, đất nước ta ra khỏi chiến tranh đã 36 năm. Số lượng cán bộ kinh qua chiến tranh tham gia công tác quản lý phần lớn đã đến tuổi nghỉ chế độ. Đội ngũ cán bộ bổ sung cho bộ máy phần lớn đã được đào tạo bài bản. Từ khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh CBCC năm 1998 thì lực lượng cán bộ bổ sung cho bộ máy được tuyển chọn chủ yếu bằng hình thức thi tuyển với những yêu cầu rõ ràng về trình độ. Tạm bỏ qua những hạn chế trong việc tuyển dụng ở một số cơ quan, địa phương nhưng rõ ràng những người trong bộ máy đã đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo. Hay nói cách khác, việc đào tạo để có mặt bằng trình độ để vào công chức là công việc của mỗi cá nhân. Muốn vào công chức thì phải đáp ứng yêu cầu trình độ của vị trí dự tuyển. Muốn thăng tiến về chức nghiệp, chuyển ngạch,… thì phải tham gia đào tạo. Nhà nước cần giảm sự quan tâm đến việc đào tạo mà tập trung vào nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu công việc của mỗi CBCC. Trong khi nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác ĐTBD có hạn thì việc thay đổi nhận thức như trên là rất cần thiết để bồi dưỡng, tăng cường năng lực thực hiện công việc cho CBCC.

Bên cạnh ĐTBD, cần có các biện pháp khuyến khích thực hiện huấn luyện công chức, viên chức. Việc áp dụng phương pháp huấn luyện CBCC ở nước ta là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người mới được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phải đảm nhận một công việc mới. Họ cần phải được huấn luyện những kỹ năng, năng lực mới, những vấn đề liên quan đến chính sách của tổ chức, thực tiễn thực thi công vụ, thủ tục và kinh nghiệm đối với công việc.

Huấn luyện có thể mang lại nhiều lợi ích. Đối với nhà quản lý (người huấn luyện) sẽ phát triển được mối quan hệ thân thiện với cấp dưới và cách thức mới để hỗ trợ công chức. Đối với các cá nhân, huấn luyện giúp họ tiếp thu và phát triển được những kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc; học tập từ thực tiễn và từ các mối quan hệ trong công việc, ngay cả từ những sai lầm; biết rõ cần phải học cái gì cần thiết cho công việc và bằng cách nào có thể học được; tạo được thói quen học tập và liên tục phát triển.

Hiện nay, một trong những cách thức để nâng cao năng lực thực thi công vụ là cử công chức đi ĐT,BD. Tuy nhiên, ĐT,BD công chức ở nước ta còn chưa hiệu quả, đầu tư cho ĐT,BD cao, người được cử đi học và được cấp bằng ngày càng tăng lên, nhưng trong thực tiễn, vẫn còn nhiều công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực thi công vụ. Mặt khác, ĐT,BD không giúp công chức nâng cao được năng lực thực thi công vụ nếu các vấn đề được ĐT,BD không thực sự cần thiết cho công việc hay nói cách khác các kiến thức, kỹ năng có được qua ĐT,BD không gắn với công việc, phục vụ cho công việc của CBCC ở từng vị trí nhất định. Trong khi đào đạo, bồi dưỡng công chức tại các cơ sở đào tạo chưa phải là cách thức để giải quyết triệt để vấn đề thì chúng ta cần phải thấy rằng năng lực của công chức còn được phát triển thông qua khả năng tự ĐT,BD của cá nhân, xây dựng văn hóa học tập trong tổ chức, nâng cao trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc huấn luyện và kèm cặp công chức cấp dưới. Chính vì vậy, huấn luyện trong các cơ quan, tổ chức phải được

coi là cách thức chủ động nâng cao năng lực thực thi công vụ và từ đó làm cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 89 - 92)