tạo bồi dưỡng để cử công chức tham gia ĐTBD
1.2.3.1. Chương trình ĐTBD
Chương trình có vai trò quan trọng cho việc ĐTBD CBCC đạt chất lượng và hiệu quả. Sự phù hợp của chương trình đào tạo gắn với sứ mạng và mục tiêu ĐTBD. ĐTBD CBCC hành chính và quản lý nhà nước một cách khái quát nhất chính là đào tạo nghề mà cụ thể là làm nghề công chức do vậy, chương trình ĐTBD phải hướng vào đào tạo nghề công chức. Vì thế, chương trình ĐTBD phải được xây dựng trên nền tảng cách tiếp cận khả năng thực thi công vụ cho CBCC với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của hoạt động công vụ đã được quy định rõ ràng cho từng chức danh và ngạch CBCC trong các văn bản có liên quan của Nhà nước. Chương trình phải đạt được yêu cầu thiết thực, phù hợp với đối tượng theo các vùng, miền khác nhau. Điều này sẽ giúp cho học viên tích cực học tập để nâng cao kiến thức, năng lực công tác và phát huy được công việc hàng ngày. Giáo trình, tài liệu không những là tài liệu học tập mà còn là cẩm nang để CBCC tra cứu khi cần thiết. Đó chính là hiệu quả ĐTBD phản ánh thông qua nội dung, chương trình giáo trình, tài liệu. Hiện
nay, theo quy định, các chương trình, giáo trình , tài liệu ĐTBD kiến thức hành chính và quản lý nhà nước cho CBCC do Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành, do vậy cần phân biệt chương trình tổng thể với chương trình cụ thể khóa ĐTBD do cơ sở ĐTBD trực tiếp tổ chức thực hiện. Như vậy các cơ sở ĐTBD của các bộ, ngành, địa phương tổ chức các khóa ĐTBD theo nội dung chương trình đã được phê duyệt có sự vận dụng đặc điểm về chức năng nhiệm vụ và thực tế công tác quản lý nhà nước của từng bộ phận, ngành địa phương cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, khả năng của cơ sở ĐTBD. Điều này sẽ có tác dụng thiết thực đến nâng cao chất lượng ĐTBD.
Chương trình ĐTBD CBCC cần phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu người học là CBCC; nội dung phải sát thực đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm việc, nhất là chú trọng việc bồi dưỡng những kỹ năng cụ thể cho mỗi loại đối tượng CBCC; thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng phải hợp lý, không quá dài gây ảnh hưởng đến thời gian cho công việc của CBCC.
1.2.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học
Diện tích, mặt bằng cơ sở ĐTBD được quy hoạch hợp lý, có đủ hội trường, phòng học thư viện, ký túc xá, phòng làm việc và các khu hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy và học đảm bảo việc sử dụng vệ sinh, an toàn, đủ ánh sáng, thông gió hệ thống trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy theo phương pháp mới là những yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD, vì đây là những điều kiện ban đầu đảm bảo để cơ sở chủ động chiêu sinh nhưng cũng là điều kiện cần thiết cho cả quá trình tổ chức hoạt động ĐTBD.
Trong xu thế đổi mới, nâng cao chất lượng công tác ĐTBD người ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại như các phương tiện nghe nhìn, trang thiết bị phục vụ như máy chiếu, máy quay video, bảng lật, bàn ghế, các thiết bị âm thanh phục vụ việc thực hành giáo án
điện tử cũng như áp dụng các phương pháp sư phạm hành chính khác như phân nhóm, đóng vai, thuyết trình, thảo luận,…
1.2.3.3. Đội ngũ giảng viên hành chính và quản lý nhà nước
“Không thầy đố mày làm nên” câu tục ngữ này đã nói lên vai trò của người thầy trong cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở ĐTBD CBCC nói riêng. Ở đây phải có nhận thức rõ vai trò của người “thầy” và “học viên” trong ĐTBD, những khác biệt với quá trình giảng dạy nói chung trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vai trò của người thầy và học viên trong hoạt động ĐTBD là hướng dẫn, trao đổi thông tin quản lý, người thầy không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất và nhiệm vụ của học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận tìm pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Do vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy cho người lớn của đội ngũ giảng viên quản lý nhà nước có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng ĐTBD CBCC.
Trong thực tế, các cơ sở ĐTBD hiện nay ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức. Họ là cán bộ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các nhà quản lý đào tạo, giảng viên các trường đại học, có trình độ, năng lực và đặc biệt là rất giàu kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên thời gian, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao, dành cho công tác giảng dạy không nhiều, lại bị động vì những công vụ đột xuất, rất khó khăn cho các cơ sở ĐTBD chủ động lịch học tập. Vì vậy các cơ sở ĐTBD vẫn phải trông cậy ở đội ngũ giảng viên cơ hữu. Họ là đội ngũ tác động chủ yếu đến chất lượng ĐTBD CBCC. Đội ngũ này được tuyển chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn, thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng cập nhật thường xuyên về những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị càng cao thì chất lượng ĐTBD và uy tín của cơ sở đối với xã hội càng có cơ hội phát triển, nâng cao.
Bên cạnh đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý cũng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng ĐTBD. Họ là những người trực tiếp quản lý đội ngũ học viên theo quy trình quản lý đào tạo; nắm vững những khó khăn, thuận lợi của từng học viên trong quá trình ĐT, BD; là nơi để học viên trao đổi, phản ánh, đóng góp ý kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Chính vì vậy, cán bộ quản lý phải trở thành cầu nối giữa học viên với giảng viên, với cơ sở ĐT, BD.
Trong thực tế quản lý đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý cũng là nơi hay phát sinh tiêu cực trong mối quan hệ giữa học viên với cơ sở ĐT, BD. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý công tâm, tận tụy, thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, đồng thời gần gũi, gắn bó, chia sẻ với những khó khăn của học viên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ĐT, BD.