Các nhân tố kinh tế-xã hội 1 Dân cư và lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 9 (Trang 27 - 30)

1. Dân cư và lao động nông thôn

- Gần 60% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, người dân giàu kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo…

2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật

- Cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp được hoàn thiện và mở rộng, công nghiệp chế biến phát triển.

3. Chính sách phát triển nông nghiệp nghiệp

- Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng xuất khẩu.

4. Thị trường trong và ngoài nước

- Mở rộng thị trường và ổn định đầu ra cho xuất khẩu

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố kiến thức vừa học,GV yêu cầu HS thực hiện một số câu hỏi:

- Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta. - Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?

- Cho một số VD cụ thể để thấy vai trò của thị trường đối với tình hình SX một số nông sản ở địa phương?

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy. - Chuẩn bị bài 8“ Sự phát triển và phân bố nông nghiệp”

+ Phân tích bảng 8.1→ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. + Phân tích bảng 8.2 → sự phát triển của cây lương thực.

+ Phân tích bảng 8.3 → sự phát triển của cây lương thực, cây ăn quả. + Tìm các vùng chuyên canh.

RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC:

... ... ...

Ngày soạn: 20/09/2020 Tuần 4 - Tiết 8

Bài 8 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp, với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

- Biết ảnh hưởng của việc phát triển nông nghiệp tới môi trường, trồng cây công nghiệp phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng:

- Phân tích bản đồ, lược đồ nông nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của 1 số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta.

- Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và môi trường,

* Các KNS cơ bản được giáo dục:

- Tư duy: thu thập xử lý thông tin từ lược đồ/bản đồ, có bản số liệu và bài viết về tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt, chăn nuôi

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp

3. Thái độ:

- Không ủng hộ những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái và suy giảm đất, nước, khí hậu, sinh vật.

4. Định hướng năng lực được hình thành.

- Năng lực chung: tự học; hợp tác; giải quyết vấn đề...

- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, thu thập thông tin từ bảng số liệu...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Lược đồ nông nghiệp Việt Nam phóng to theo SGK, bảng 8.1, bảng 8.2, bảng 8.3 SGK.

- Một số hình ảnh về thành tựu trong sản xuất nông nghiệp.

2. Học sinh:

- Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên - Sách giáo khoa.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1.Mục tiêu:

- Nhằm huy động kiến thức vốn có của HS về sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.

2.Phương pháp/Kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, động não. Hình thức cá nhân/cả lớp.

3.Phương tiện: Lược đồ nông nghiệp Việt Nam phóng to theo SGK 4.Tiến trình hoạt động:

Bước 1. GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ nông nghiệp Việt Nam phóng to theo SGK trả

Hãy nên hiểu biết của em về các cây trồng và vật nuôi ở nước ta?

Bước 2. HS quan sát lược đồ bằng hiểu biết để trả lời. Bước 3. HS trả lời, HS khác nhận xét

Bước 4. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚIHOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành trồng trọt HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành trồng trọt

1.Mục tiêu:

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng chủ yếu và xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp, với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

2.Phương pháp/Kĩ thuật: Sử dụng bảng số liệu, lược đồ,…./Cá nhân, nhóm 3.Phương tiện: Lược đồ nông nghiệp Việt Nam

4.Tiến trình hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Bước 1. GV hướng dẫn HS đọc bảng 8.1 sgk, trả lời

các câu hỏi:

H1: Cho biết cơ cấu của ngành trồng trọt gồm những nhóm cây trồng nào?

H2: Dựa vào số liệu, nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt? Sự thay đổi này nói lên điều gì?

1. Cây lương thực

H3: Cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành trồng trọt? Vì sao?

H4: Kể các loại cây lương thực? Cho biết cây lương thực chính

- GV hướng dẫn HS đọc và phân tích bảng 8.2 SGK, lược đồ nông nghiệp Việt Nam và hoàn thành nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: diện tích lúa + Nhóm 2: năng suất lúa + Nhóm 3: sản lượng lúa

+ Nhóm 4: sản lượng lúa bình quân

Trong giai đoạn 1980-2002 tăng gấp bao nhiêu lần. - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và hoàn thành nhiệm vụ sau:

+ Xác định trên bản đồ các vùng trồng lúa chính ở nước ta? Vì sao?.

+ Qua phân tích hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kỳ 1980-2002? Nguyên nhân?

Bước 2. HS quan sát, đọc thông tin để tìm câu trả lời. Bước 3. HS trả lời, HS khác nhận xét.

Bước 4. GV chuẩn kiến thức 2. Cây công nghiệp

Bước 1: - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ nông

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 9 (Trang 27 - 30)