TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 9 (Trang 81 - 83)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: HS huy động hiểu biết về vùng ĐBSH.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân. 3. Phương tiện: Lược đồ ĐBSH.

4. Các bước hoạt động

Giáo viên cung cấp hình ảnh lược đồ ĐBSH và yêu cầu HS: Trình bày diện tích, dân số và các tỉnh thành của vùng.

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả.

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

1. Mục tiêu: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, …/Cá nhân

3. Phương tiện:Bản đồ tự nhiên vùng ĐBSH 4. Tiến trình hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát hình 20.1 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: - Nêu qui mô về diện tích và dân số của vùng.

- Xác định phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng, đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.

- Vùng bao gồm những tỉnh – thành phố nào?

- Giới hạn lãnh thổ vùng bao gồm những bộ phận nào? - Nêu ý nghĩa vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng. (Thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.

Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức. I. Vị trí địa lí và giới hạn lănh thổ: - Vị trí: Giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ. - Đồng bằng châu thổlớn thứ hai cả nước.

- Ý nghĩa: Thuận lợi cho lưu

thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới.

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

- Biết một số loại tài nguyên của vùng quan trọng nhất là đất, việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, …

3. Phương tiện:Bản đồ tự nhiên vùng ĐBSH 4. Tiến trình hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

Bước 1: GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 20.1 (SGK) trao đổi và trả lời các câu hỏi (thời gian: 5 phút):

Nhóm 1: Nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng.

Nhóm 2: Hãy nêu các đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng.

Nhóm 3: Điều kiện tự nhiên của đồng bằng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế -xã hội?

Nhóm 4: Kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.

Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.

Bước 3: Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - Gv: Tài nguyên đất quan trọng nhất của vùng, tài nguyên đất có giới hạn trong khi dân số ngày càng tăng do đó đất thổ cư và đất chuyên dùng tăng nên phải tiết kiệm và sử dụng đất hợp lí.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 9 (Trang 81 - 83)