- Vùng gg̣ò đồi phía tây: nơi cư trú các dân tộc ít người.
- Vùng duyên hải phía đông: dân tộc Kinh.
- Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá-lịch sử. Trong đó phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới
+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, nhiều điạ điểm du lịch hấp dẫn.
+ Khó khăn: Đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
(Cặp đôi) Điều kiện tự nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và
khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xãhội?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG Dặn dò: Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi – bài tập sgk vào vở.
- Chuẩn bị bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tt)
+ Tình hình phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. + Cơ sở phát triển?Vùng có những trung tâm kinh tế nào? + Đặc điểm phát triển kinh tế ?
IV-RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC:
... ...
Ngày soạn 30/11/2020 Tuần 14 - Tiết 28
Bài 26 VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ của vùng. - Hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế biển.
- Nắm được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Kĩ năng:
- Phân tích giải thích một số vấn dề quan tâm trong điều kiện cụ thể của Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đọc xử lí các số liệu và phân tích quan hệ không gian:đất liền- biển và đảo, Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học; hợp tác;...
- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên 1. Đối với giáo viên
- Bản đồ kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Một số tranh ảnh vùng.
2. Đối với học sinh
Sách, vở, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài cũ.
2. Phương pháp – kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân.
3. Phương tiện: Lược đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 4. Các bước hoạt động 4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Các điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Bước 2: HS dựa vào kiến thức cũ để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế 1.Mục tiêu:
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ của vùng. - Hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế biển.
2.Phương pháp/Kĩ thuật: PP sử dụng SGK, tranh ảnh. KT thảo luận nhóm. 3.Phương tiện: -Hình 26.1, bảng 26.1.
-Một số hình ảnh về danh lam thắng cảnh của vùng.
4.Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
Bước 1: GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, trao đổi và trả lời các câu hỏi: (thời gian: 5 phút):
Nhóm 1: Nông nghiệp
- Dựa vào hình 26.1 và bảng 26.1
+ Nhận xét tình hình chăn nuôi khai thác và nuôi trồng thủy sản của vùng?Phân bố ở đâu?Xác định trên bản đồ các bãi tôm cá.
+ Nhận xét tình hình trồng cây lương thực cây công nghiệp, cây ăn quả của vùng?
- Sản xuất nông nghiệp còn gặp những khó khăn gì? - Vì sao nghề chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng đánh bắt thủy sản là thế mạnh của vùng?
- Quan sát hình 26.1, hãy xác định các ngư trường ven bờ và trên Biển Đông.
- Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối và đánh bắt thủy sản biển?
Nhóm 2: Công nghiệp
- Dựa vào số liệu trong bảng 26.2, hãy nhận xét tình hình phát triển công nghiệp của vùng so với cả nước? - Nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước?
- Quan sát bảng 26.3.
- Cơ cấu công nghiệp vùng gồm những ngành nào?
Nhóm 3,4: Dịch vụ
- Quan sát hình 26.1, hăy kể tên các hải cảng. Giải thích tầm quan trọng của các cảng?
- Hoạt động dịch vụ ở vùng này như thế nào? - Xác định các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng.
Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.
Bước 3: Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4:GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.