Vẽ biểu đồ đường về sự tăng trưởng và vận dụng các kiến thức đã học về ngành nông

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 9 (Trang 41 - 46)

nghiệp để phân tích qua biểu đồ .

2.Phương pháp/Kĩ thuật: Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ,…./Hình thức: Cá nhân. 3.Phương tiện: Bảng số liệu và biểu đồ vừa vẽ

4.Tiến trình hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Tính tốc độ tăng trưởng: Lấy năm 1990 = 100% + Đàn trâu 1995=2962,8 * 100 : 2854,1=103,8 % 2000=2897,2 * 100 : 2854,1=101,5 % Đàn bò, lợn, giâ cầm tính tương tự. - Tiến hành vẽ biểu đồ

+ Trục tung như biểu đồ cột ( luôn luôn thể hiện đơn vị )

+ Trục hoành luôn luôn biểu hiện thời gian . Chia đúng theo tỉ lệ , hình dung như một cây thước biểu hiện thời gian .

+ Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ được xác định bởi trục thời gian và đơn vị (được xác định bằng điểm chấm ).

+ Các đường biểu diễn được thể hiện bằng các màu hoặc đường nét liền , đứt …khác nhau . + Chú giải nên ghi riêng thành bảng chú giải + Ghi tên biểu đồ bên dưới .

- Giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất? Tại sao đàn trâu không tăng?

Bước 2. HS vẽ biểu đồ vào vở theo từng

thành phần và nêu nhận xét.

Bước 3. 1 HS lên bảng vẽ. Các HS khác vẽ

vào vở. HS khác nhận xét.

Bước 4. GV chuẩn kiến thức

- Bảng số liệu ở phụ lục

- Nhận xét :

+ Vì đây là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu đảm bảo cho nhu cầu thực phẩm tăng nhanh . Nhờ giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng

+ Đàn trâu không tăng chủ yếu do kết quả cơ giới hóa nông nghiệp, nhu cầu về sức kéo giảm .

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố kiến thức vừa học,GV yêu cầu HS thực hiện một số câu hỏi: - GV hệ thống lại các kiến thức về trồng trọt và chăn nuôi.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ biểu đồ hình tròn.

- GV ghi điểm cho những cá nhân có kết quả thực hành cao và tích cực trong tiết thực hành

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ.

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập còn lại mà chưa được thực hành trên lớp.

PHỤ LỤC

Bảng 1

Loại cây Cơ cấu diện tích gieo trồng

(%)

Năm 1990 Năm 2002

Tổng số 100.0 100.0

Cây lương thực 71.6 64.8

Cây công nghiệp 13.3 18.2

Cây thực phẩm, ăn quả, cây

khác 15.1 17

Biểu đồ bài tập 1

Năm 1990 Năm 2002

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và năm 2002

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 1990-2002

IV-RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC:

... ... ...

Ngày soạn: 10/10/2020 Tuần 6 - Tiết 12

Bài 11 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆPI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta .

- Hiểu được việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.

2. Kĩ năng:

- Nhận xét các tài nguyên thiên nhiên trên bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam .

- Đọc sơ đồ thể hiện tác động các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến sự hh́ình thành và phát triển công nghiệp.

* Các KNS cơ bản được giáo dục:

- Tư duy: thu thập xử lý thông tin từ lược đồ/bản đồ, có bản số liệu và bài viết về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp

3. Thái độ

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển công nghiệp.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: tự học; hợp tác; giải quyết vấn đề...

- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, thu thập thông tin từ bảng số liệu...

II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam. - Bản đồ phân bố dân cư (hoặc lược đồ phân bố dân cư trong Sgk).

- Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.

- Hình ảnh minh họa

2. Học sinh:

- Soạn bài theo hướng dẫn cảu Gv

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm huy động kiến thức vốn có của HS về ngành công nghiệp của nước ta.

- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp. Hình thức: cả lớp. 3.Phương tiện:

4.Tiến trình hoạt động: Bước 1. Giao nhiệm vụ:

Theo em, nước ta có tiềm năng gì để phát triển ngành công nghiệp?

Bước 2. HS dựa vào hiểu biết để tìm kết quả. Bước 3. HS trả lời, HS khác nhận xét

Bước 4. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1.Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp

1.Mục tiêu: Trình bày được vai trò của các nhân tố tự nhiên đối với sự phát triển và phân

bố công nghiệp ở nước ta.

2.Phương pháp/Kĩ thuât: Phương pháp sử dụng tranh ảnh, bản đồ…Hình thức: cặp đôi 3.Phương tiện: Bản đồ khoáng sản Việt Nam, Sơ đồ hình 11.1 trống

4.Tiến trình hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Bước 1. Giao nhiệm vụ

Quan sát sơ đồ hh́ình 11.1 chưa hoàn chỉnh

H. Điền vào các ô bên phải bị bỏ trống: Vai trò của

các yếu tố tự nhiên đến sự phát triển công nghiệp . - HS :Tŕnh bày - GV Chuẩn xác

H. Quan sát bản đồ “Địa chất – khoáng sản Việt

Nam”

- Khoáng sản tập trung ở những vùng nào?

- Nhận xét về tài nguyên thiên nhiên nước ta? Sự phân bố của các tài nguyên đó?

- Những tài nguyên thiên nhiên đó là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào?

- Nêu ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên khoáng sản tới sự phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

Bước 2. Hs trao đổi với bạn cùng bàn để hoàn thành

nhiệm vụ.

Bước 3. Đại diện nhóm trình bày, HS nhận xét Bước 4. Gv chuẩn xác kiến thức.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 9 (Trang 41 - 46)