Hiệu quả của kỹ thuật TIPS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan bằng phương pháp tạo Shunt cửa - chủ trong gan (Trang 50 - 53)

Theo các nghiên cứu TIPS có hiệu quả làm ngừng CMTH cấp tính ở trên 90% bệnh nhân và dự phòng CMTH tái phát 80-90% bệnh nhân [163]. Mặc dù còn một số hạn chế nhưng đến nay, kỹ thuật TIPS ngày càng được ứng dụng nhiều trong lâm sàng. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có bằng chứng về hiệu quả của kỹ thuật TIPS trong dự phòng thì đầu các biến chứng CMTH do giãn TMTQ, TMDD vì vậy TIPS vẫn được khuyến cáo chỉ định khi các phương pháp điều trị bằng nội khoa, nội soi không có kết quả.

Cập nhật hiệu quả của kỹ thuật TIPS theo kết quả hội nghị đồng thuận điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa lần thứ IV (Hội nghị Baveno IV)

Hội nghị Baveno IV được tổ chức tại Milan, Italia tháng 11/2005.Tại hội nghị, các tác giả đã nêu các vấn đề của hội chứng tăng áp lực TMC và các phương pháp điều trị cũng như dự phòng.Trong đó, TIPS là một phương pháp điều trị cấp cứu cũng như dự phòng CMTH tái phát [51].

1.3.3.1. Trường hợp CMTH cấp tính do vỡ giãn TMTQ, TMDD

Chỉ định TIPS trong trường hợp này như một phương pháp “cứu vãn” khi các phương pháp điều trị khác như điều trị nội khoa, nội soi không hiệu quả. Trong trường hợp này, TIPS có thể kiểm soát được 90% - 95% khả năng CMTH tiếp diễn và tỉ lệ sống sau 4 tuần là 50% - 60%. Tuy nhiên, hội chứng não gan cao hơn so với các phương pháp điều trị khác.

Các tác giả cũng đề cập đến stent phủ (cover-stent), các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong cũng như các biến chứng khác thấp hơn so với stent thường

tuy nhiên giá thành stent phủ cao hơn so với stent thường.

Ngoài ra, trong trường hợp CMTH cấp tính do vỡ búi giãn TM lạc chỗ thì việc chỉ định TIPS kết hợp bơm tắc búi giãn là cần thiết, kế cả khi chênh áp cửa – chủ < 12 mmHg.

1.3.3.2. Trường hợp dự phòng CMTH tái phát

Các tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu, so sánh hiệu quả cũng như các biến chứng của TIPS so với các phương pháp khác. Hội nghị đã thống nhất đưa ra kết luận sau khi các biện pháp điều trị nội khoa, nội soi thất bại thì cần chỉ định TIPS hoặc ghép gan nếu điều kiện cho phép.

So sánh TIPS với các phương pháp nội soi điều trị để dự phòng biến chứng CMTH tái phát do vỡ giãn TMTQ: Có tổng số 11 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã được tiến hành. Kết quả cho thấy tỉ lệ CMTH tái phát sau TIPS từ 9% - 23% trong khi nội soi điều trị là 21% - 66%.Tỉ lệ tử vong ở nhóm TIPS từ 13% - 69% và nhóm nội soi điều trị từ 12% - 67%. Các biến chứng của nội soi rất ít gặp như chảy máu do loét vị trí thắt TMTQ, đau sau xương ức, nhiễm khuẩn trong khi biến chứng lớn nhất của TIPS là hội chứng não gan, tỉ lệ hội chứng não gan rất khác nhau ở các nghiên cứu. Hội chứng não gan phụ thuộc vào tuổi, đường kính shunt, lịch sử hội chứng não gan trước TIPS. Hội chứng não gan có thể điều trị nội khoa bằng lactulose và các biện pháp điều trị nội khoa khác, rất hiếm khi phải làm giảm hoặc làm tắc shunt để điều trị. Một nguy cơ cũng được các tác giả nêu lên đó là tỉ lệ ung thư gan tăng lên sau TIPS.

So sánh phẫu thuật tạo shunt với TIPS: có 2 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã được công bố. Kết quả cho thấy tỉ lệ CMTH tái phát ở nhóm phẫu thuật tạo shunt H-graft thấp hơn so với TIPS (p < 0,01), nhóm phẫu thuật tạo shunt lách thận tương tự như TIPS (p = 0,27). Tỉ lệ hội chứng não gan cũng như các biến chứng khác giữa 2 nhóm phẫu thuật tạo shunt lách thận và TIPS tương tự nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ phải can thiệp lại ở nhóm TIPS cao hơn so với

nhóm phẫu thuật tạo shunt (p = 0,001).

Qua kết quả của các nghiên cứu, hội nghị đã đưa ra kết luận TIPS đã được ứng dụng rộng rãi hơn từ năm 2005 để dự phòng CMTH tái phát ở bệnh nhân xơ gan. Kết quả của kỹ thuật TIPS trên nhóm bệnh nhân Child A và Child B là rất tốt. Tuy nhiên, để đạt đươc hiệu quả kiểm soát CMTH tái phát tốt nhất thì cần phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân sau TIPS, can thiệp lại nếu cần.

Hiệu quả của TIPS đối với dự phòng CMTH tái phát do vỡ giãn TMDD: TIPS có hiệu quả kiểm soát CMTH tái phát ở trên 90% số bệnh nhân CMTH cấp tính. Tỉ lệ CMTH tái phát < 30% trong 4 tuần đầu sau lần chảy máu thứ nhất. Trong trường hợp CMTH do vỡ giãn TMDD, TIPS được ưu tiên lựa chọn trong số các phương pháp điều trị cầm máu.

Như vậy, trong hầu hết các trường hợp, TIPS không phải là sự lựa chọn đầu tiên trong các phương pháp điều trị các biến chứng của hội chứng tăng áp lực TMC. TIPS luôn được lựa chon khi các biện pháp điều trị nội khoa và nội soi không có hiệu quả.

Bảng 1.1. Hiệu quả của kỹ thuật TIPS

Tác giả Số bệnh nhân Tỉ lệ CMTH tái phát Tỉ lệ hội chứng não gan Tỉ lệ tử vong Rossle (1997) [142] 61 15% 13% 13% Sauer (1997) [155] 41 22% 29% 29% Cello (1997) [39] 24 13% 50% 33% Jalan (1997) [92] 31 10% 16% 42% Papatheodoridis (1999) [124] 405 18,9% 34% 27,3% Garcia-Villareal (1999) [67] 22 9% 23% 14% Pomier-Layrargues (2001) [127] 41 20% 37% 41% Gulberg (2002) [77] 28 25% 7% 14% Kim (2014) [96] 229 21,1% 23,6% 33,2%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan bằng phương pháp tạo Shunt cửa - chủ trong gan (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)