Trong nghiên cứu của chúng tôi ALTMC trước TIPS là 22 – 50 mmHg (trung bình 32,6 5,7 mmHg) giảm xuống còn 14 – 40 mmHg (trung bình 22,7 5,7 mmHg) sau TIPS (p < 0,05), mức độ giảm áp lực TMC từ 2 - 30 mmHg (trung bình 10,44,3 mmHg) (bảng 3.12).
Saugel B. và cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu áp lực hệ tĩnh mạch cửa trước và sau TIPS trên 20 bệnh nhân cho thấy áp lực tĩnh mạch cửa giảm từ 28,8 mmHg (23 – 33 mmHg) xuống còn 20,1 mmHg (17,6 – 23,5 mmHg) (p < 0,001) [156].
Phần lớn các tác giả nghiên cứu đều sử dụng chỉ số chênh áp cửa – chủ để đánh giá hiệu quả giảm áp lực TMC của kỹ thuật TIPS. Có một vấn đề đặt ra là vậy chênh áp cửa – chủ giảm xuống bao nhiêu là đủ? Để trả lời câu hỏi này, các nghiên cứu đều cho thấy rằng khi chênh áp cửa – chủ (HVPG) giảm xuống dưới 12 mmHg, nguy cơ CMTH sẽ giảm đáng kể. Nghiên cứu của Rossle (2001) trên 225 bệnh nhân có chênh áp cửa – chủ sau TIPS < 12 mmHg cho thấy nguy cơ CMTH tái phát sau TIPS là 18%, 7%, và 1% ở những bệnh nhân có HVPG đã giảm 0%, 25% đến 50%, và > 50% [146].
Bảng 3.12 cũng cho thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi chênh áp cửa - chủ trước can thiệp TIPS từ 12 - 39 mmHg (trung bình 20,0 4,9 mmHg), sau can thiệp TIPS còn 1 - 15 mmHg (trung bình 5,3 3,5 mmHg), mức giảm chênh áp cửa chủ dao động từ 5 - 37 mmHg (trung bình 14,6 5,0 mmHg). Sự khác biệt về chênh áp cửa - chủ trước và sau TIPS có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
nhân được điều trị bằng phương pháp TIPS, tỉ lệ thành công kỹ thuật 100%, có ALTMC trước và sau can thiệp trung bình là 22,8 ± 6,7 mmHg và 9,7 ± 4,7 mmHg, mức giảm trung bình là 12,8 mmHg [43].
Một nghiên cứu khác của tác giả Rossle và cộng sự (1994) trên 100 bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do giãn vỡ TMTQ, TMDD được điều trị bằng phương pháp TIPS với tỉ lệ thành công kỹ thuật là 92%. Trong số 92 bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật TIPS thành công, chênh áp cửa chủ giảm từ 21,5 ± 5,0 mmHg trước TIPS xuống còn 9,2 ± 4,1 mmHg sau TIPS [143].
Trong nghiên cứu của Tripathi (2002) so sánh 38 bệnh nhân CMTH do xơ gan có chênh áp cửa – chủ trước TIPS < 12mmHg và 254 bệnh nhân có chênh áp cửa – chủ > 12mmHg, thời gian theo dõi trung bình 19,8 tháng với nhóm < 12mmHg (nhóm 1) và 36,7 tháng với nhóm > 12mmHg (nhóm 2) cho kết quả tỷ lệ chảy máu do búi giãn TMTQ tương đương là 52,6% và 83,5%, và do búi giãn TMDD tương ứng là 36,8% và 10,2% ở 2 nhóm. Như vậy có sự khác biệt về tỷ lệ chảy máu do TMTQ cao hơn do TMDD khi chênh áp cửa – chủ >12mmHg và khi chênh áp cửa – chủ < 12mmHg thì nguy cơ chảy máu do TMDD lại cao hơn do TMTQ. Nhóm tác giả này cũng nghiên cứu đồng thời 40 bệnh nhân làm TIPS có giãn TMDD đơn độc (n=40) cho thấy chênh áp cửa – chủ trung bình trước và sau can thiệp là 15,8 và 9,7; tương ứng nếu giãn TMTQ đơn độc (n=232) là 21,4 và 7,2; có cả giãn TMDD và TMTQ (n=12) là 22,5 và 7,1, kết luận sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05 về chênh áp cửa – chủ có mối liên quan với nguy cơ xuất huyết của các búi giãn [175].
Nghiên cứu do Angelo Luca (1999) tổng hợp từ 11 nghiên cứu khác trên 750 bệnh nhân cho thấy mức chênh áp cửa - chủ trước TIPS giao động từ 19,4 ± 1,1 mmHg đến 24 ± 0,9 mmHg; sau TIPS dao động từ 7,7 ± 0,5 mmHg đến 12,8 ± 1,8 mmHg [107].
Bảng 4.1. So sánh chênh áp cửa – chủ với các nghiên cứu khác
Tác giả HVPG trước TIPS HVPG sau TIPS p
Coldwell 22,8 ± 6,7 9,7 ± 4,7 Rossle 21,5 ± 5,0 9,2 ± 4,1 Tripathi Giãn TMTQ + TMDD 22,5 7,1 < 0,05 Giãn TMTQ 21,4 7,2 Giãn TMDD 15,8 9,7 Angelo 19,4 ± 1,1 đến 24 ± 0,9 mmHg 7,7 ± 0,5 đến 12,8 ± 1,8 mmHg Chúng tôi 20,0 4,9 mmHg 5,3 3,5 mmHg < 0,01 Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của các nghiên cứu trên. Nhìn chung, kỹ thuật TIPS có hiệu quả giảm áp lực TMC và chênh áp cửa – chủ khá tốt. Phần lớn các nghiên cứu đều cho kết quả chênh áp cửa – chủ sau TIPS < 12 mmHg.